Các cuộc phỏng vấn người dân tại ấp B.V
Sáng thứ năm, khoảng 8h15, tôi, T, X, Đ cùng nhau đến Chùa Bông Ven để hẹn gặp sư cả và nhờ sư xác định sơ đồ các wện ở chùa, nhưng các sư và sư cả đều đi vắng. T liên lạc với một bác trưởng wện nhưng vì nhà bác xa quá nên chúng tôi không đi được. Khi ra tới cổng chùa, chúng tôi hỏi thăm chị bán bún nước lèo về trưởng ấp gần đó và nhà ông S, người tu thiếp trong chùa thì biết chị chính là con gái của ông S. Để tới được nhà ông S, chúng tôi phải đi qua một đoạn đường hẹp, lầy lội, nằm sát bên chùa. Khi tới nơi, chúng tôi bắt gặp ông đang đào lỗ ở khu đất của chùa và khi chúng tôi hỏi thì ông nói là ông đang làm hàng rào của chùa. Chúng tôi cũng trình bày cho ông về việc chúng tôi tới đây và cần ông giúp cho một vài thông tin. Ông mời chúng tôi vào nhà, lúc này nhà ông có một người con dâu và hai đứa cháu trai đang ở nhà. Chúng tôi vẫn còn ngại vì sau khi hỏi vài câu mà ông không hiểu ý là mấy. Ông cho biết nhà ông có mười mấy công ruộng, sáu người con đã lập gia đình và hiện anh con út đang sống cùng ông. Nhà ông thì trông cũng bình thường. Tuy nhiên, khác ở các nhà người khmer mà tôi thấy, nhà ông có một bộ ngựa trong nhà, hình bác hồ, bàn thờ phật… Sau khi hỏi được vài câu và ông không hiểu hay có lẻ là ông không biết trả lời bằng tiếng Việt, nên gọi cô con dâu bên nhà để nói chuyện với chúng tôi.
Khoảng 20 phút sau, chúng tôi cảm ơn và xin phép ra về. Đang mò mẫm tìm đường ra về thì chúng tôi hỏi được nhà của chú F. Chú F không có ở nhà mà chỉ có vợ chú là cô H ở nhà. Cô H là người Việt trước ở ấp N.L về làm dâu tại đây. Gia đình cô H có ba người con, đứa lớn nhất học đại học Cần Thơ, một em học lớp 12 và một em học lớp 10. Cô H năm nay 42 tuổi, gia đình cô làm 10 công ruộng (một công=1000m2 ). Cô cho biết gần đây vì nước mặn nên làm ruộng cũng không được mùa. Vụ trước cô H có làm 2,5 công màu (bí đao).Trồng màu vốn đầu tư không cao nhưng nguồn lãi lớn khoảng năm đến sáu triệu vốn, có năm được mùa, được giá, gia đình cô thu về khoảng 40 đến 50 triệu.Trước đây cô H còn đi buôn heo, gà, vịt nhưng nay con cái đi học xa nên không đi buôn nữa.
Chiều 3h10 tôi cùng N đến nhà bác T là người hôm qua đã phát biểu và giới thiệu về đời sống của người Khmer tại đây. Nhà bác rộng rãi, tôi bước vào thấy khang trang (nhà giàu) xe tay ga, ti vi, đầu đĩa hiện đại, tủ lạnh, tủ trà, tủ đồ, bàn ghế rất tiện nghi. Khi chúng tôi có cả vợ bác đang ở nhà, bác mời chúng tôi vào nhà và sẵn sàng nghe chúng tôi nói.
Sau khi N hỏi một số vấn đề về Nekta thì tôi mới hỏi bác về thiết chế xã hội truyền thống. Bác đã có chín năm tu trong chùa làm acha sau đó đi bộ đội và về làm tại cơ quan nhà nước. Theo bác, người Khmer chỉ có bốn họ là Thạch, Kiên, Kim, Sơn nên người cùng họ với nhau vẫn có thẻ kết hôn với nhau. Theo phong tục của người Khmer là trước đây bên đàng gái phải bắt rễ, nhưng hiện nay người ta linh hoạt hơn, con gái cũng về ở bên nhà chồng do hai bên thỏa thuận với nhau. Con trai của bác cũng về cư trú bên vợ. Mặc dù bác muốn anh về sống cùng với bác, nhưng do vợ anh là con gái út nên anh phải về ở bên vợ.
Bác nói hai con gái nhà bác cư trú ở bên chồng là do có sự thỏa thuận của hai gia đình, đó là những trường hợp đặc biệt mới thỏa thuận vậy. Theo bác, gia đình hiện nay làm 20 công ruộng nuôi 10 con heo. Do công việc làm không hết nên bác phải thuê hai người làm, mấy người coi nhà máy chà, còn một người trông cháu. Trước đây, bác làm việc ở xã N.T. Kể từ năm 1987, bác về huyện làm việc. Các chức vụ mà bác đảm nhận khi làm việc ở đây là: trưởng ban giáo dục, phó chủ tịch xã, chủ tịch xã, phó chủ tịch ủy ban huyện, trưởng ban dân vận tổ quốc mặt trận. Đến ngày 1/4/2005 bác về hưu. Bác cho biết khi về hưu, bác cảm thấy rất nhẹ lắm.
Tôi hỏi bác về phum, sróc thì bác nói: tiếng Khmer Sróc=xóm, phum=ấp, khum=xã. Anh em trong thân tộc ở chung với nhau trong một khu vực thì gọi là nhóm gia đình (Krum trù xa) nhưng cách gọi này không phổ biến.
Khi tôi hỏi bác về thành phần ban quản trị của chùa hiện nay, bác trả lời ban quản trị chùa gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, kiêm huấn (a cha), thư ký, kế toán.
Trình độ sư cả hết 12 (lớp giáo lý), sư cả S trước đây vừa đi tu vừa đi học đến lớp chín sau đó học tiếng Paly và bổ túc văn hóa đến lớp 12. Trước đây để làm được sư cả phải là những người tu lâu năm, nhưng nay (sau giải phóng) phải có trình độ và phải có sự đồng ý của hội đoàn kết sư sải yêu nước. Xét về thời gian tu, trình độ, đạo đức, tác phong thì mới được làm sư cả.
Học tiếng Khmer trong chùa.
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Để được làm a cha phải học hết chương trình sư phạm của hội (ba năm) cấp trung học có tại huyện và tỉnh cùng với học bổ túc văn hóa đại học phật học có trụ sở tại Cần thơ. Giờ các sư đi du học nhiều ở các nước Thái Lan, Ấn Độ, Xrilan, có cả ở Mỹ, ngày xưa các sư học ở Campuchia nhưng nay không còn vì Campuchia nghèo lắm. Chùa Bông Ven có một a cha dạy tiếng Khmer, Pali và giáo lý. Người đứng đầu ấp là có khi trưởng wện, có khi là những người già có kinh nghiệm. Ngày xưa để được làm trưởng wện người ta phân chia luân phiên, một năm hai người làm và không cần phải có trình độ theo hình thức bỏ thăm bắt phiếu. Bây giờ, trong cơ cấu wện còn có thêm ông phó wện, ngày xưa do bổn dạo của chùa bầu lên, nhưng bây giờ là do hội (ĐKSS) duyệt. Hội cũng bầu cả ban quản trị chùa, bầu ba người là chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký còn những ông khác là do ba ông này chọn. Sau khi chúng tôi tới đây được khoảng 10 phút thì có thêm 4 bạn khác cũng tới nhà bac Khúte để hỏi bác về những vấn đề có liên quan khác. Khi M hỏi bác về tín ngưỡng Arắc thì bác hai giải thích nó là đồng bóng, hiện nay không còn nữa. Lúc nhỏ, bác chỉ thấy một đến hai lần mà cũng không dám vào xem . Khi gia đình người ta có sự việc gì trong gia đình thì làm Arắc. Người ta vẽ mặt, đánh trống, đánh mõ, thắp đuốc để đuổi ma, có cả các sư đi theo nhiều lắm. Trời vừa tối sụp, người ta đã đi nhưng việc này không phải ấp nào cũng làm đồng loạt mà thường chỉ có ấp N.L là hay làm. Nhưng hiện nay người ta mời ông Lục về tụng kinh và vận động bà con bỏ việc làm này vì nó gây mất trật tự trị an.
N hỏi về các loại Nektà thì bác có trả lời về hai loại: một là Nektà phnu và hai là Nektà phnô.Việc cúng Nektà là hình thức thờ một vị thần nông cúng thần ngoài đồng, gồm gà, vịt, và bắt buộc phải có đầu heo. Người đứng ra tổ chức là trưởng wện hoặc có khi là người già có kinh nghiệm.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)
25/05/2011
Trần Thị Thuỳ Trang