Việc hiếu nghĩa của người Khmer (kỳ 4)

0
946
Văn hóa tinh thần.
Phật giáo Nam tông có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người Khmer ở Nam bộ nói chung và ở Trà Vinh nói riêng. Điều này phần nào thể hiện trong cấu trúc xã hội của người Khmer qua việc những tu sĩ luôn là tầng lớp được dân chúng kính trọng nhất. Theo truyền thống của người Khmer, con trai khi đến tuổi trưởng thành là phải cạo đầu tu hành. Việc làm này trước hết là để báo hiếu cho cha mẹ, sau đó là để tu dưỡng đạo đức, học tập những lời dạy đúng đắn của Đức Phật. Sau khi đi tu được vài năm (thường thì hai đến ba năm) thì họ có thể hoàn tục, trở về nhà để lập gia đình.
Theo truyền thống của người Khmer, con trai khi đến tuổi trưởng thành là phải cạo đầu tu hành. 
(Ảnh minh họa-Nguồn: Internet)

Theo Lê Hương, người Khmer có thể cam chịu ở nhà tre vách lá, nhưng ngôi chùa chung của cộng đồng thì được đóng góp xây dựng tráng lệ. Đối với họ, công đức được tích góp càng nhiều thì sau này sẽ mau chóng được lên cõi Niết Bàn.

Thực ra, trước khi Phật giáo du nhập và trở thành tôn giáo chính thống thì người Khmer đã là tín đồ của nhiều tôn giáo khác như Bà la môn và Phật giáo Nam tông. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, những người Hinđu đã vào lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam. Khi đó, lãnh thổ Chân Lạp vẫn còn là một bộ phận của Vương quốc Phù Nam cổ.
Đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo Bắc tông lại được truyền vào Phù Nam và Chân Lạp và rất thịnh hành trong những năm 1181 – 1218. 
Đến thế kỷ thứ XIII, Phật giáo Nam tông từ Thái Lan lại truyền từ Thái Lan qua Chân Lạp, Phù Nam đã ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của người Khmer và ngày càng chiếm địa vị độc tôn trong xã hội.
Đạo Bà la môn mất đi, nhưng vẫn để lại những di sản còn ảnh hưởng đến phong tục tập quán của người Khmer cho đến ngày nay. Trong những câu chuyện mà những người Khmer kể lại xuất hiện nhiều vị thần Bà la môn, tiêu biểu như: Prum (Prahma)- giáo chủ Bà la môn; Neareay-vị thần chuyên thực hiện theo ý thượng đề về mặt xây dựng hoặc kiến trúc; Tevada-vị thần bảo hộ gia đình nhà cửa, đất đai. Sau khi Phật giáo Nam tông thắng thế, những vị thần trên không biến mất trong tâm thức người Khmer, mà quay về quy thuận Đức Phật để làm phúc giúp đời.
Người Khmer ở Trà Vinh hiện nay vẫn còn duy trì tín ngưỡng Arặc và Neakta mà theo nhiều nhà nghiên cứu đó là những tín ngưỡng sơ khai của người Khmer, có từ trước khi Bà la môn giáo vào Phật giáo du nhập vào. Arặc không chỉ là một hình thức tín ngưỡng của dòng họ mà còn có các Arặc bảo vệ nhà, bảo vệ gia đình, bảo hộ khu đất, hay trấn giữ rừng. Còn Neakta thì người Việt hay gọi là Ông Tà. Neakta có nhiều loại, nhưng quan trọng hơn là Neakta chủ xóm. Mỗi năm, dân làng phải cùng họp lại, làm lễ cầu an trước khu thờ của Neakta.
Nói đến người Khmer ở Nam Bộ, người ta liên tưởng ngay tới một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, biểu hiện sự có mặt của đa dạng các thể loại, phản ảnh sinh hoạt hàng ngày của tộc người: Kamnap (thơ ca); rương boran (thần thoại); rương preng (truyện cổ tích); Sopheaset (tục ngữ); peak bandao (câu đố); châm riệng (ca hát).
Bên cạnh sự đa dạng của loại hình văn học dân gian thì nhìn vào những ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh như Chùa Mỏ Neo, Chùa Âng, Chùa Hang, Chùa Ông Mek có thể thấy đó là những công trình với nhiều giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, hội họa và hoa văn.
(Còn tiếp)
Nhóm tác giả

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.