Tự sự về nỗi đau, sống còn và trách nhiệm – Kỳ 1

0
787

Bà Hồng nói: “Tôi gặp bà, một người phụ nữ. Mặc dù bà đến từ một đất nước xa xôi, nhưng xin thứ lỗi, bà cũng có chung nỗi khổ như chúng tôi. Cả hai chúng ta đều là phụ nữ nên chúng ta rất dễ thông cảm và chuyện trò cởi mở với nhau. Tôi muốn diễn tả và chia sẻ những cay đắng, ngọt bùi mà chúng tôi đã phải trải qua trong quá khứ. Có điều cay đắng… thí dụ như những cực khổ. Đó là cách mà chúng tôi thống nhất đất nước, dành được một tương lai ngọt ngào hơn… có thể đứng lên làm chủ mảnh đất của mình. Một đất nước có những người phụ nữ dũng cảm, không biết run sợ, không chỉ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Và những người chân yếu tay mềm đó cũng phải chiến đấu, phải đứng vững, tiến lên sát cánh cùng với những người đàn ông”.
Hỏi: “Bà có nghĩ đó là một câu chuyện cần phải kể cho tất cả mọi người cùng biết hay nên quên đi?”
Bà Hồng: “Bà phải kể về nó, phải đưa nó vào những trang sử. Nó cần được đưa vào những trang sử của đất nước chúng tôi, của thế hệ chúng tôi, của thế giới, để mọi người hiểu rằng đất nước Việt Nam có những người con trai, con gái, thanh niên cũng như phụ lão, tất cả đã trải qua một cuộc sống như vậy. Trước kia là thế [như tôi đã kể với bà], và nay là những cuộc đời chiến đấu như thế này đây. Hãy để cho mọi người thấy rõ tất cả sự thật”.

Những gì Bà Hồng muốn đưa vào những trang sử là những câu chuyện mà bà đã kể cho tôi nghe về chiến tranh, về những căn bệnh của bà, về những điều bà đã trải nghiệm và “rất, rất nhiều điều” bà cần phải nói. Cuộc phỏng vấn được trích ra trong bài này chỉ là một mảnh của những câu chuyện mà bà Hồng nhớ và muốn kể, một mảnh bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm, tập quán, trí nhớ, ngôn ngữ và cả những mục đích tưởng tượng ra cho cuộc gặp của chúng tôi, lịch sử có liên quan đến nhau của hai quốc gia [Mỹ và Việt Nam], cũng như những giả định của những người hội thoại về nhau, và mức độ mà mỗi chúng tôi sẵn lòng xem xét lại những giả định của mình. Mục đích của bài viết này nhằm diễn giải một cách trung thực nhất, với ý thức về việc không tránh khỏi nhiều lớp lang trong sự diễn giải, về những gì bà Hồng kể và muốn truyền tải trong bối cảnh chủ đề hội thoại của chúng tôi: Chất độc da cam[1].
Góp phần vào cuộc trò chuyện về chất độc màu da cam như là một vấn đề khoa học cần được giải quyết, là một con bài chính trị dùng để mặc cả với nhau, một vấn đề nhân đạo cần được đề cập đến, một biểu trưng cho những việc làm của chủ nghĩa đế quốc và là mặt tối của xã hội hiện đại, điều tôi thuật lại sau đây là những câu chuyện về những con người ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc Việt Nam, những con người mà chất độc màu da cam luôn là những lời giải thích khó hiểu về những nỗi thống khổ sau chiến tranh mà họ phải chịu đựng. Bao nhiêu câu chuyện và những mảnh đời: những câu chuyện về tình cảnh khốn khó và dị tật, những câu chuyện về kiếm thầy tìm thuốc, về gia cảnh eo nghèo, về sự đùm bọc của xã hội, cảnh tình tìm con đường sống, về việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, về tình trạng bị nhiễm các hóa chất độc, về những lời kêu gọi tới nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ, về nỗi căm giận và những giọt nước mắt, về sự câm lặng và cam chịu, và đôi khi có tiếng cười và những câu chuyện vượt lên nỗi đau.
Trong năm 2002 và 2001, nhờ có sự giúp đỡ của Ủy ban Chăm sóc và Bảo vệ Trẻ em và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Quốc tế, tôi đã phỏng vấn 38 gia đình Việt Nam sống ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc Việt Nam được Hội Chữ thập đỏ cho là những “người nghèo khuyết tật trong đó có cả những người nghi là bị nhiễm chất độc màu da cam. Tôi chọn câu chuyện với bà Hồng để mở đầu cho bài viết này một phần vì bà đã nêu ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và hậu quả xã hội của chiến tranh, nhưng cũng một phần vì bà đã tha thiết đề nghị tôi viết về những gì người phụ nữ Việt Nam phải trải qua để làm chứng cứ lịch sử cho đời sau. Trong khi nhiều gia đình muốn tôi đem chuyện của họ kể cho nhiều người khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, bà Hồng là người duy nhất đề nghị tôi ghi lại những chuyện bà đã trải qua vào lịch sử, vào những lịch sử khác nhau: của Việt Nam, của thế hệ chúng ta, của thế giới này, của những đắng cay và ngọt bùi trong quá khứ, của thống nhất đất nước và độc lập dân tộc của Việt Nam, của sự bất khuất kiên cường của người phụ nữ, của cuộc vật lộn mưu sinh sau chiến tranh. Những gì tôi viết ra đây đụng chạm tới tất cả những điều này nhưng tôi vẫn muốn chỉ bó hẹp và tập trung vào bối cảnh viết lại câu chuyện của bà Hồng thành một phần của lịch sử về tác hại của chất độc màu da cam, cái chủ đề đã đưa chúng tôi đến với nhau. Tuy tôi đã cố thu hẹp chủ đề, nhưng những cân nhắc để mang lại sự công bằng cho những gì đã xảy ra thôi thúc tôi mở rộng mục đích của bài viết này để phản ánh trung thực hơn những trải nghiệm của bà Hồng, một sự vật lộn căng thẳng trong cái lùng nhùng của thuật ngữ “chất độc màu da cam”, một thuật ngữ dùng để nói về những hóa chất có dioxin dùng trong chiến tranh, và theo nghĩa bóng, về những hậu quả của chiến tranh đến môi trường và sức khoẻ con người[2].
Helle Rydstrom có thảo luận lý thuyết sâu sắc về ký ức, sự chấn thương, sự tương quan giữa những câu chuyện kể chính thống về quá khứ và hồi ức cá nhân trong bài “Nhân học về chiến tranh và bạo lực: Những hy sinh và chịu đựng từ góc độ giới ở miền Bắc Việt Nam” (bài cũng được thảo luận tại Hội thảo Nhân học quốc tế ở Bình Châu). Mặc dù tôi chưa phân tích dữ liệu của mình từ góc độ giới như Rydstrom đã tìm hiểu, và mặc dù bà Hồng vừa khẳng định vừa phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố giới trong câu chuyện những khổ đau thời chiến tranh, tôi thấy rất hữu ích luận điểm của Rydstrom cho là tự sự không phải hoàn toàn được sắp đặt nhưng cũng không hoàn toàn là tự phát mà là những hồi ức những thời điểm then chốt ở giữa quá khứ và hiện tại, ở giữa cái chung và cái riêng[3].
Tôi muốn thêm vào thảo luận của Rydstrom về ký ức và tự sự một lập luận của tôi là việc quan tâm đến tự sự – tự sự với những ngập ngừng, những mâu thuẫn nội tại, những hiểu lầm, những thương thảo về ý nghĩa – có thể giúp chúng ta hiểu thêm yếu tố con người hay chữ nhân trong nhân học qua việc làm cho chúng ta thấy rõ tiến trình hội thoại về một thực tại phức tạp. Thực tại này một mặt trả lời cho những câu hỏi lý thuyết của nhà nhân học, nhưng mặt khác cũng đi xa hơn và mở rộng những câu hỏi lý thuyết này. Quan tâm về những phức tạp trong những trao đổi trong những tự sự dài giúp cho nhà nhân học quan tâm đến “câu chuyện của người khác cũng gần như câu chuyện mà nhà nhân học tự trình bày trong phân tích của mình” (Rosaldo 1989: 147), giúp cho nhân học thêm phong phú và tránh việc làm cho đối tượng nghiên cứu xuất hiện như những chủ thể thụ động[4].


[1]     Câu chuyn được k li đây đã được đăng dưới tiêu đ “Trò chuyn vi ph n Vit Nam v Hu qu ca chiến tranh: Viết chng li S im lng và Quên lãng.” Bousquet và Taylor, eds. Le Viet Nam au Feminin.
[2]     Tuy là có nhng khác bit gia các phân tích v s hu hoi môi trường nhưng người ta thường đưa ra con s khong 2 triu ha b khai quang, và thêm khong 200.000 ha đt trng trt b phá hu. Ban các hc gi v châu Á quan tâm [v tình hình Á châu] trích dn thng kê ca không quân Hoa Kỳ cho biết là đến năm 1969 thì 10% tt c đt trng trt được đã b phun cht khai quang. Nhng thng kê khác nhau báo cáo là t 33% đến gn 50% tt c rng núi vùng cao đã b phun cht khai quang ít nht là hai ln. Thng kê ca không quân M ghi li là 36% nhng rng chàm ngp mn đã b hu hoi (xem Buckingham 1982, Cecil 1986, Harnly 1988, Lewy 1978, Stellman 3003, Võ Q 1992, Westing 1984, Young 1988.)
      Thng kê v hu qu v mt sc kho ca con người thì khó tìm hơn, vì liên quan đến nhng con s v nhng người đã mt, nhng người vn còn được sinh ra, mt s bnh tt không hin ra ngay, s di chuyn ca nhng người b nh hưởng ca vic phun thuc khai quang, s lan truyn ca hóa cht vào nước, vào đt, vào nhng thc phm ca súc vt và con người, và vic các nhà nghiên cu chưa thng nht được là bnh tt nào có liên quan đến nhng hóa cht đươc s dng và dioxin. Tuy nhiên, bng chng tích t ngày càng nhiu t nhng nghiên cu v dioxin và hàng trăm nghiên cu vi cu chiến binh M và nhng nhóm người khác: hin nay, Vin Sc kho Quc gia M cho biết là có 10 loi bnh hoc 10 nhóm bnh, và 2 d tt bm sinh có th có liên quan đến hóa cht được s dng trong chiến tranh Vit Nam: mn nht mt do clo, bnh Hodgkins, bnh đa u tu, lymphoma không Hodgkins, bnh sm da (porphyria cuanea tarda), ung thư tin lit tuyến, ung thư đường hô hp, bnh tiu đường loi 2, nt đt sng gây thóat v não tu (spina bifida), bnh thn kinh ngoi v cp tính và dưới cp tính (acute & subacute peripheral neuropathy), sarcoma cơ trơn (soft-tissue sarcomas), và trong trường hp con cái ca nhng n cu chiến binh, mt s d tt bm sinh khác.
      Giám đc b phn nhim đc ca Tng cc bo v môi trường cho biết là TCDD, mt loi dioxin được sn xut không có ch ý như là mt ph phm trong tiến trình sn xut cht Da cam và mt s hóa cht khác được s dng trong chiến tranh, đã có nhng hu qu sau đây đến con người: bnh tim mch, bnh tiu đường, bnh ung thư, bnh sm da (porphyria), bnh ni mc t cung nm ngoài t cung (endometriosis), testosterone b gim, mn nht mt do clo; nh hưởng đến s phát trin ca tuyến giáp (thyroid), kh năng min nhim bnh, hành vi liên quan đến thn kinh (neurobehavior), tri nhn, răng; và t l nam n ca tr sơ sinh b thay đi”. (Birnbaum 2002)
[3]     Tác gi mun nói là nhng hi c này chu nh hưởng ca hin ti cũng như ca xã hi (LVH-người hiu đính).
[4]     V vic kiến to ý nghĩa qua hi thoi, xem V. N. Volosinov 1973. [Hi thoi đây không nht thiết là mt cuc trao đi trc tiếp gia nhiu người, mà có th là tiếng nói ngm n ca người khác mà mt người xem xét đến [LVH-người hiu đính]].
Diane Niblack Fox
Người dịch: Trần Thị Thu Hằng
Người hiệu đính: Trương Huyền Chi và Lương Văn Hy

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.