Tôi luôn Phấn đấu !

0
1084

Để đạt được cái “Nhân học trong tôi”, mọi cá nhân phải nỗ lực nhiều hơn nữa! Bước vào năm cuối bậc đại học, mọi nổ lực lại cần thiết và quý hơn nhiều. Sau ngày tháng phiêu bồng cùng Nhân học, khi ta còn lại một mình, Nhân học còn phải khoáng đạt và cần được tiếp sức để “Nhân học luôn trong tôi!”
Dấn thân, đam mê và bạo dạng! Rõ thật, nhân học đòi hỏi ta phải bạo dạng và liều lĩnh, dường như nó bức phá và đập vỡ mọi khoảng cách về không gian, thời gian, mọi độc đoán, chia rẽ, sự khô cứng và nhàm chán ở mọi góc cạnh của đời sống con người. Nhân học đòi hỏi bạn phải chấp nhận, chia sẻ, cảm thông với nhiều người, nhiều hoàn cảnh. Thấu hiểu và cảm thông là nguyên tắc đầu tiên mà TS. Nguyễn Đức Lộc chia sẻ trong nghiên cứu.

Cùng đồng bào – Bình Phước

 Tư duy độc lập mà không bao giờ độc đoán! 
Nhân học nhất định sẽ rèn cho ta được điều này nếu cá nhân có lòng chân thật và cởi mở hơn. Nghiên cứu đòi hỏi sự tư duy của cá nhân và sự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất mà nhà nghiên cứu đảm trách. Độc đoán đồng nghĩa với sự phụ thuộc bè phái, ăn theo; độc lập là sự phóng khoáng, khoan thai về vô số những hiểu biết về thế giới xung quanh. Đã là nhà khoa học bạn thuộc về cả thế giới!

Một ngày ở cộng đồng – quận 9

Bạn sẽ vượt qua những giới hạn của chính mình! 
Tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố là những thói hư tật xấu? Không! Không! Đó là những gì Đức Phật đều thấy ở mỗi con người, vì thế đã là con người thì phải có hư, xấu để mà rèn luyện. Ở cá nhân, lúc ta cảm thấy đã đến bước đường cùng của sự áo não, buồn sầu, sa lệ, hãy nghĩ đến những thân phận khác ta, họ có như ta, họ được như ta, họ có như là ta ngay bây giờ, để giật dậy tinh thần của những ngày phiêu bồng!


Kiến thức chuyên sâu để trở thành chuyên gia!
Điều này đòi hỏi những đêm thao thức, trăn trở cùng những thứ vặt vãnh mà ta lượm nhặt vào đầu hằng ngày. Những thứ mà ta đã quan tâm và quyết theo đuổi, lúc nào, ở đâu ta cũng nghĩ về nó. Có thể, sự suy tư sẽ làm cho ta ‘già’ và dày dặn hơn với những chớp nhoáng, chớp giật. Bạn hãy đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả của cải, tiền bạc vào một “tri thức” nào đấy. TS. Nghiêm Liên Hương đã bảo: “Tri thức không phải là sự gặp gỡ tình cờ, là một định hướng trong tâm”.

Lĩnh vực tôi quan tâm là một mớ sách vỡ!

 Nhân học nên đi nhiều, hỏi đủ thứ, hiểu sâu xa! TS. Lộc đã từng rầy lớp NH09: “Học là phải khổ luyện, chứ không phải lên lớp để chiêm nghiệm”. Đã là nhân học thì phải tương tác với cá nhân, nhóm người, bởi, thấu hiểu “nỗi lòng” các thân phận còn hơn bậc thầy sách vỡ hay google! Tuy nhiên, để hiệu quả, bạn phải chuẩn bị tốt về tư duy, trí tuệ và kỹ năng.

Sóc Trăng –  Đồng Nai-  An Giang

Đừng quên những ngày, giờ thư giãn! Nhiều thầy cô bảo Nhân học cũng là một niềm vui rồi! Nhưng đã là nghề thì bao giờ cũng có áp lực, suy nghĩ thôi cũng đã căng thẳng rồi! Hãy để lại những phút giây mình ta, cùng bạn bè vui thích ở những nơi thật sự bổ ích!

MS:26
Nguyễn Duy Khang – NH09

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.