Nhật ký thực tập thực tế của sinh viên Hàn Quốc tại Việt nam.

0
890

Thực tập thực tế là chương trình bắt buộc của sinh viên chính quy ở các trường đại học tại Việt Nam. Trong thời gian qua, sinh viên người nước ngoài, trong đó chủ yếu là sinh viên Hàn Quốc, học hệ chính quy năm thứ ba tại Khoa Việt Nam học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM hàng năm đều trải qua đợt thực tập thực tế tại các địa phương ở Việt Nam như Phan Rang, Hội An, Vĩnh Long, Huế, Quy Nhơn, Phú Yên…

Khi đi thực tế, sinh viên áp dụng những phương pháp như nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, quan sát tham dự…đã học ở lớp dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thị Yến Tuyết và TS Nguyễn Đức Lộc. Qua chuyến thực tế ở các địa phương tại Việt Nam, được tiếp xúc trực tiếp những người dân, với các nghề thủ công, với những đền, chùa, những làng quê, những món ăn dân dã, những phiên chợ đêm lúc 3g…Sau chuyến thực tế, ngoài khả năng tiếng Việt và thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học được nâng cao, các sinh viên nước ngoài còn được trải nghiệm cuộc sống thực ở các vùng đất khác nhau ở Việt Nam, điều đó đã tác động vào tình cảm của các em rất nhiều. Dưới đây là các trích đoạn nhật ký điền dã của các sinh viên Hàn Quốc và Đài Loan năm thứ ba:

1. Nhật ký điền dã của SV Lee So Young (VNH 08) tại Quy Nhơn:
Ngày 14-01-2011
8giờ 30phút sáng nay nhóm tôi gặp nhau ở bên dưới khách sạn và đi bộ đến Trung tâm học tập cộng đồng gần trường Đập Đá. Ở đó, đoàn chúng tôi đã tập trung và cũng có những người sống ở đây sẽ hướng dẫn và giúp chúng tôi. Cô Tuyết nói chuyện với một người hướng dẫn rồi chúng tôi sẽ quyết định hôm nay sẽ làm gì. Cô Tuyết nói chúng em là sáng nay đi thăm một nhà làm nón ngựa Gò Găng. Chúng tôi đi lên xe buýt và xuống xe ngã ba Gò Găng, đi bằng xe ôm đến một nhà làm nón ngựa Gò Găng ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Nhóm tôi đã gặp một nghệ nhân tên là Đặng Thị Hoa. Ở đó nhóm tôi có dịp xem thử người ta làm nón ngựa Gò Găng và có thể được phỏng vấn. Nhờ cô Hoa, nhóm tôi có thể hiểu biết rõ về nón ngựa Gò Găng. Sau khi phỏng vấn cô Hoa rồi nhóm tôi đi lên xe ôm về trạm xe buýt ngã ba Gò Găng. Khi về nhóm tôi ghé một chùa cổ và một nhà làm nhang. Đã đến ngã ba Gò Găng, nhóm tôi đi ăn cơm trưa rồi đi thăm một nhà nữa là nhà mua bán nón lá Gò Găng. Ở đó, nhóm tôi gặp cô Huỳnh Thị Ngọc Hoa, nói chuyện, hỏi đáp nhiều về nón lá Gò Găng. Khoảng 2giờ chiều nhóm tôi về khách sạn rồi đi ngay đến UBND thị trấn Đập Đá. Ở đó, chúng tôi gặp các cán bộ của UBND thị trấn và lắng nghe họ nói về văn hóa thị trấn này. Các sinh viên và cô giáo nói chuyện với nhau một chút rồi khoảng 4giờ về khách sạn nghỉ.
Cảm nghĩ: Hôm nay lần đầu tiên tôi nhìn thấy người ta làm nón ngựa Gò Găng. Nón này rất đẹp và làm tỉ mỉ hơn nón khác. Tôi nghĩ giá trị của nón ngựa Gò Găng rất cao. Tôi gặp những nghệ nhân làm nón ngựa Gò Găng, họ rất hiền và thân thiện. Họ trả lời tận tình về những điều tôi hỏi và họ giải thích rõ cho nhóm tôi. Trước tiên tôi cảm nhận nghề thủ công làm nón ngựa ở VN rất khéo léo và làm cho tôi cảm thấy thú vị. Tôi nghĩ rằng được lựa chọn đề tài này (nón ngựa Gò Găng) rất may mắn cho tôi và tôi háo hức về những ngày thực tập tiếp theo.
Ngày 15-01-2011
8giờ sáng nay nhóm tôi gặp nhau ở bên dưới khách sạn. Cô Tuyết nói là chờ một chút thì một người hướng dẫn sẽ đến đây. Đó là cô Mai, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ xã. Cô ấy và một chú chở nhóm tôi đến UBND xã Nhơn Thành. Ở đó, chủ tịch UBND xã và những người cán bộ UBND xã đón chúng tôi. Vào UBND xã, nhóm tôi nói chuyện với những người đó và có thắc mắc gì thì cho hỏi v.v… Khoảng 9 giờ ba người cán bộ chở nhóm tôi đến hợp tác xã nông nghiệp Nhơn Thành. Ở đó có nhiều người đang làm nón lá. Trước hết, nhóm tôi tự giới thiệu và tham quan nghề làm nón lá. Những người làm nón lá chia ra 6 công đoạn làm nón, thường 1 nhóm làm nón lá khoảng 30 cái 1 ngày, tức là mỗi người làm nón lá 5 cái 1 ngày. Nhóm tôi phỏng vấn 1 nghệ nhân tên là cô Hường. Chúng tôi hỏi nhiều thứ về nghề làm nón lá từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, sau đó rồi nhóm tôi chào các cô để đi ăn cơm trưa. Khoảng 12 giờ nhóm tôi về khách sạn tự học.

Cảm nghĩ: Hôm nay tôi cảm động về những người dân ở đây. Nhóm tôi đi chỗ nào cũng được những người làm nón đón chào và ân cần. Nếu nhóm tôi hỏi thì người nào cũng đáp lại tận tình. Nhóm tôi không có phương tiện giao thông gì cả nhưng các cán bộ ở xã đã chở giúp chúng tôi. Hôm nay là ngày thứ 3 chúng tôi đến đây, đầu tiên chúng tôi cảm thấy rất lạ nhưng bây giờ từng chút đã quen với sinh hoạt ở đây
Ngày 16-01-2011
8 giờ sáng nay nhóm tôi gặp nhau ở bên dưới khách sạn như hôm qua. Vì nhóm tôi có hẹn với cô Mai (cán bộ UBND xã Nhơn Thành) lúc 8 giờ rưỡi. Nhóm tôi đi bằng xe buýt đến UBND xã Nhơn Thành và ở đó những người ta đợi sẵn chúng tôi. Chúng tôi ngồi ghế nói chuyện một chút sau cùng nhau đi tham quan một di sản ở xã Nhơn Thành, đó là chùa Thập Tháp. Cô nói ở chùa Thập Tháp có 10 cái tháp nguyên là của người Chăm, tháp bị sụp đổ, nhà sư đầu tiên dùng gạch cũ của 10 cái tháp ấy xây chùa nên tên của chùa là Thập Tháp. Ở đó chúng tôi gặp một người nhà sư tên là Như Chí. Chúng tôi tự giới thiệu với nhà sư và nhà sư đó cũng giới thiệu chùa này và về lịch sử và về những di tích. Chúng tôi đi xem xung quanh chùa, đi vào Phật đường chắp tay lạy Phật cầu nguyện. Chúng tôi đi về UBND xã, muốn đi Tháp Phốc Lốc nhưng thời tiết lạnh và 1 em SV bị cảm nên kế hoạch đó thay đổi. Chúng tôi đi một tiệm bán nón ngựa để gặp chủ đó nhưng cũng không gặp có nên cô Tuyết hẹn gặp ngày mai. Sau đó chúng tôi đi ăn cơm. Khoảng 12 giờ nhóm tôi ăn cơm trưa ở gần chợ Đập Đá rồi về khách sạn nghỉ.
Cảm nghĩ: Hôm nay là ngày chủ nhật nhưng nhiều người làm ở UBND xã Nhơn Thành giúp chúng tôi nên tôi rất cảm ơn và cảm động nhiều. Nếu có dịp thì tôi muốn tỏ lòng biết ơn của mình.
Tối hôm qua, SV nhóm khác đã đi TP. Quy Nhơn về, họ nói là ở đó có bãi biển và cũng có nhiều nhà hàng, siêu thị… giống như là thành phố Vũng Tàu. Tôi hy vọng là nhóm tôi cũng có thời gian rảnh thì cùng nhau đi tham quan TP. Quy Nhơn
Ngày 17-01-2011
3 giờ sáng nay nhóm tôi hẹn gặp nhau ở bên dưới khách sạn. Bởi vì hôm nay là ngày chợ phiên mở ra. 3 giờ sáng nhóm tôi và các giáo viên đi bằng xe ô tô đến chợ phiên nón lá Gò Găng. Khi đến chợ phiên, chắc là thời gian sớm quá nên tôi chỉ nhìn thấy ít người. Nhưng một lúc sau những người mua bán nón lá mới đến đông dần. Ở đó có những người mua nón lá, những người bán nón lá và cũng có là những người bán vật liệu nón lá như cây tre, lá trắng, kim chỉ,v.v… Giờ sớm trời tối quá nên mọi người đều bật lửa bằng đèn dầu. Nhóm chúng em phỏng vấn mấy người, tham quan chợ phiên và chụp hình rồi khoảng 5 giờ về khách sạn. Nhóm tôi ngủ lại một chút rồi 9 giờ 30 phút gặp lại vì lúc 10 giờ có hẹn gặp cô Mai và chú Điền ở UBND xã Nhơn Thành. Sau đó, chúng tôi đi đến một tiệm mua bán nón ngựa Gò Găng. Ở đó chúng tôi gặp một người chủ tiệm tên là Phan Thị Ly Ly. Cô ấy nói, mình là người mua nón ngựa Gò Găng lớn nhất ở đây. Cô ấy đã mua nón ngựa Gò Găng từ nghệ nhân, bán lại với người mua ở Thành Phố khác như Huế, Nha Trang, TP. HCM v.v… Nón ngựa cũng có giá mua khác nhau theo cái đẹp, tỉ mỉ hay chặt chẽ.v.v… Chúng tôi đã phỏng vấn rồi đi tham quan một căn nhà cổ. ngôi nhà đó đã xây dựng mấy trăm năm, nhìn thấy đẹp quá và hơi lạ. Chúng tôi ngồi ghế uống trà nói chuyện với chủ nhà một chút sau đi xuống về UBND xã lại. Nhóm tôi đã chào cô Mai rồi đi bằng xe buýt đi ăn cơm gần chợ Đập Đá. Ăn cơm xong chúng em đi chơi xung quanh chợ Đập Đá rồi khoảng 2 giờ chiều về khách sạn.
Cảm nghĩ: Hôm nay thức dậy sớm quá nên hơi mệt mỏi nhưng tôi được đi tham quan là một chợ phiên Việt Nam truyền thống. Vậy cảm nhận của tôi là rất vui và may mắn vì chỉ nhóm tôi có dịp nhìn thấy được chợ phiên Việt Nam, nhóm khác thì không xem được. Ở nông thôn Hàn Quốc cũng có chợ phiên nhưng không mở ra sáng sớm như vậy. Và tôi lớn lên thành phố nên chưa bao giờ đi chợ phiên Hàn Quốc. Tham quan chợ phiên này là đối với tôi, kinh nghiệm đẹp và chắc chắn không thể quên được.

2. Nhật ký điền dã của SV Yang Mi Yeong (VNH 09) tại Phú Yên:
Ngày 6 tháng 1 năm 2012
Sáng 7 giờ tôi dậy và chuẩn bị đi tới nơi làm nghề thuyền thúng. 7 giờ 30 nhóm chúng tôi tập hợp tại nhà hàng khách sạn và ăn sáng xong chúng tôi đi tới xã An Dân . Chúng tôi lên xe buýt và đi. Đầu tiên nhóm chúng tôi đến nơi nhầm và phải lên lại xe buýt nhưng điều đó cũng là rất vui vì cái gì đối với chúng tôi cũng lạ và mới. Đến đúng nơi đó, đầu tiên chúng tôi vào Ủy ban Nhân dân xã. Vào ở đó chúng tôi nói chuyện với một số người và xin phép để chúng tôi nghiên cứu về nghề làm thuyền thúng. Nhờ cô giáo hướng dẫn nên chúng tôi không gặp phải nhiều khó khăn và có thể nghiên cứu được một cách dễ dàng hơn.
Buổi trưa chúng tôi vào một quán ăn nhỏ đối diện Ủy ban Nhân dân ăn trưa và nghỉ ngơi một chút sau đó quay lại Ủy ban Nhân dân và cô viết giấy kế hoạch, chúng tôi được đồng ý cho đi tham quan nơi làm thuyền thúng và phỏng vấn.
Những người làm việc ở Ủy ban Nhân dân chở chúng tôi đi đến nơi đó. Khi tôi đi qua hẻm thì tôi có thể nhìn thấy nhiều thuyền thúng to và đẹp. Ngoài ra, tôi có thể xem được những phong cảnh dọc đường tuyệt vời. Khu vực đó giáp sông nên rất đẹp. Tôi thấy mọi nhà đều làm nghề thuyền thúng. Tôi thấy mọi nhà có cây tre để làm thuyền thúng và mấy cái thuyền thúng ở đó. Chúng tôi đi gặp một chú làm thuyền thúng đầu tiên ở khu vực đó. Phỏng vấn và nói chuyện, chúng tôi biết được nhiều thông tin về thuyền thúng. Sau đó chúng tôi đi xem quy trình làm thuyền thúng nữa. Tôi thấy rất hay. Quy trình làm thuyền thúng rất công phu và dụng cụ làm cũng rất đa dạng.
Buổi tối chúng tôi đi ăn tối với một số người của Ủy ban Nhân dân, sau đó về khách sạn. Đợi xe buýt lâu mới có xe buýt. Dù ngày hôm nay thể xác thì hơi mệt mỏi nhưng tôi đã trải nghiệm những cái mới nên rất vui. Đầu tiên tôi tiếp xúc người địa phương nên rất lo vì tôi sợ không nghe được tiếng địa phương. May mắn là tôi có thể nghe được một chút. Tôi sống ở Việt Nam lâu nhưng ngay hôm nay tôi đã trải qua nhiều cái mới mà tôi từng chưa làm và nhìn thấy. Tôi thấy cuộc sống của người nghề làm thuyền thúng dù là vất vả nhưng thấy họ sống hạnh phúc nên hôm nay tôi học được ở họ về niềm vui và sự hạnh phúc của họ.
Ngày 7 tháng 1 năm 2012
Buổi sáng sớm đi ra đường để đón xe buýt thì gió thổi rất mạnh. Hơn nữa khí hậu hôm nay cũng lạnh. Gió lạnh đánh vào mặt chúng tôi và chúng tôi cố gắng chịu đựng cái lạnh đó. Sau một thời gian ngắn xe buýt đến và chở chúng tôi đi đến xã An Dân. Giống như hôm qua, hôm nay trên xe buýt cũng rất đông người và tôi có thể xem được trực tiếp và cảm nhận được cuộc sống của người dân thành phố Tuy Hòa.
Một điều tôi thấy ấn tượng nhất trên xe buýt là người nào cũng nhường dành chỗ cho người già, phụ nữ. Tôi biết được lòng tốt của người Việt Nam và sự ga lăng của đàn ông Việt Nam một lần nữa.
Tới An Dân nhóm chúng tôi đi vào khu vực người dân làm thuyền thúng. Trong đó nhóm chúng tôi gặp được nhiều người và phỏng vấn. Hôm nay, chúng tôi có thể xem được nhiều quy trình làm thuyền thúng tận mắt. Tôi thấy quy trình làm thuyền thúng rất hay. Khi phỏng vấn thì mọi người trả lời cho chúng tôi đầy đủ và thân thiện nên tôi rất cảm động với mọi người. Khu vực này dù là kinh tế cuộc sống thì chưa tốt nhưng tôi cảm thấy mọi người rất vui, trong sáng và tốt bụng. Buổi trưa, chúng tôi đi ăn trưa cùng chỗ hôm qua. Ăn xong chúng tôi trò chuyện với một số người của Ủy ban Nhân dân. Buổi chiều chúng tôi đi tham quan một ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Việt Nam. Chùa đó ở trên núi nhưng may là núi đó không cao nên chúng tôi có thể leo lên được dễ dàng hơn. Đến chùa thì sư thầy đến giải thích cho chúng tôi về chùa. Tôi không thể hiểu hết được những gì sư thầy nói, nhưng tôi có thể hiểu được sơ qua về ngôi chùa và di tích văn hóa Vệt Nam. Nghe sư thầy nói xong chúng tôi đi tham quan chùa. Tôi thấy rất thích vì không khí rất trong lành và hài hòa với thiên nhiên nên làm cho lòng tôi thoải mái.
Sau một thời gian ở đó chúng tôi quay về khách sạn. Tới khách sạn tôi tắm và nghỉ ngơi rồi đi ăn cơm với nhóm tôi. Có một bạn muốn ăn ốc nướng và chúng tôi đi tìm kiếm chỗ đó. Nhưng rất tiếc là đi bao nhiêu cũng không thấy và tự nhiên trời mưa nhiều nên chúng tôi bị ướt nữa. Chúng tôi quyết định đi ăn cơm ở siêu thị và ăn xong về nhà. Do chuyện này nên hôm nay hơi buồn nhưng cũng vui vì hôm nay chúng tôi đi tham quan một ngôi chùa rất đặc biệt và tuyệt vời. Tôi thấy người dân ở đây rất thân thiện, vui tính, lạc quan.
Ngày 8 tháng 1 năm 2012
Hôm nay là chủ nhật, nhóm chúng tôi quyết định nghỉ ngơi ở khách sạn và hệ thống tài liệu. Nhưng tôi vẫn dậy lúc 6 giờ sáng và tắm. Vì sáng này một bạn nhóm khác hẹn chỉ cho tôi chỗ photocopy. Tôi in xong bài trên đường về tôi thấy bờ biển rất đẹp nên hai chân của tôi tự động đi đến biển đó. Tôi cảm thấy sóng biển mạnh làm tâm hồn tôi xúc động. Tôi đi bộ, ngồi ngắm biển và về lại khách sạn. Sáng này thì mọi người thức dậy trễ và ăn sáng trễ. Tôi thấy mọi người hơi mệt mỏi vì bị áp lực về nghiên cứu khoa học. Buổi trưa tôi với một số người khác đi siêu thị mua đồ dùng và ăn cơm. Buổi chiều nhóm chúng tôi tập hợp và hệ thống tài liệu. Cô giáo hướng dẫn giải thích cho chúng tôi nghe về những điều chúng tôi chưa hiểu rõ. Ngày mai thì chúng tôi phải đi phỏng vấn nhiều hơn. Tôi muốn gặp họ và chia sẻ những điều khó khăn, niềm vui, nỗi buồn với họ. Tôi nghĩ đó là chính phương pháp mà tôi có thể hiểu được tiếng Việt một cách tốt hơn và dễ dàng hơn.
Tôi nghĩ rằng không biết cuộc sống, văn hóa và tấm lòng của người địa phương thì cũng không thể hiểu được ngôn ngữ của họ. Hệ thống tài liệu xong tôi có thể nắm được về làm nghề thuyền thúng nhiều hơn nữa. Tôi tràn đầy hy vọng và chờ đợi mặt trời của ngày mai.
Ngày 9 tháng 1 năm 2012
Hôm nay nhóm chúng tôi định đi sáng sớm nên tập hợp sớm hơn những bữa khác. Cô dẫn chúng tôi đi ăn “miến gà”, ăn xong chúng chờ xe buýt. Chúng tôi đợi mãi cũng không thấy xe buýt số 8. Khoảng 1 tiếng đồng hồ mới thấy nhưng xe buýt bị hư nên chúng tôi phải đợi thêm nữa. Khoảng 9 giờ mới tới xã An dân và chúng tôi đi phỏng vấn.
Sáng nay chúng tôi phỏng vấn được 2 hộ gia đình. Đến chỗ cuối chúng tôi gặp một đứa bé rất dễ thương. Tôi thấy gia đình của họ có nhiều đứa trẻ và có người bệnh nên họ nói về những điều khó khăn và nỗi buồn của mình. Cô làm thuyền thúng nói là làm nghề thuyền thúng rất khổ, tôi đã làm thử làm mê nhưng thật sự làm khó hơn tôi đã nghĩ. Nhóm chúng tôi phỏng vấn một số người xong đi ăn cơm chỗ cũ và để sắp xếp tài liệu nhóm chúng tôi quay về khách sạn. Nghỉ một chút tôi chuẩn bị báo cáo để họp ở Uỷ ban nhân dân xa An Dân. Tôi nghĩ mãi làm thể nào để gửi lời cảm ơn và biểu hiện tấm lòng của nhóm chúng tôi. Vì trong quá trình thực tập thực tế họ thật sự giúp chúng tôi rất nhiều một cách vô tư. Buổi tối nhóm chúng tôi tập hợp. Đến 10 giờ nhóm chúng tôi sắp xếp tài liệu phỏng vấn và cô giáo sửa bài báo cáo của chúng tôi để ngày mai nhóm chúng tôi trình bày. Hôm nay là ngày mà tôi có thể cảm nhận được tấm lòng thương yêu của gia đình Việt Nam trực tiếp qua phỏng vấn. Tôi cảm nhận sự ấm áp tình người của họ qua ánh mắt.
Ngày 10 tháng 1 năm 2012
Hôm nay nhóm chúng tôi chuẩn bị đi sớm để báo cáo ở Uỷ ban xã An Dân. Nhóm chúng tôi ăn xôi khi chờ xe buýt. Thời tiết hôm nay vừa mưa và vừa có gió thổi rất mạnh nên lạnh hơn những ngày khác gấp hai lần. Nhóm chúng tôi lên xe buýt và một thời gian ngắn chúng tôi ngủ. Sau khi tới Uỷ ban xã chúng tôi hơi hồi hộp để chuẩn bị trình bày báo cáo. Sau khi cô giáo hướng dẫn nói xong bắt đầu tôi trình bày sơ nét về những thông tin nhóm chúng tôi đã khảo sát, sau đó gửi lời cảm ơn mọi người dân địa phương và những người ở Uỷ ban nhân dân xã. Sau khi nhóm chúng tôi trình bày, cuối cùng chúng tôi chào và chia tay. Trên đường về khách sạn tâm hồn của chúng tôi nhẹ nhàng.
Sự thật chúng tôi rất khó khăn trong việc đi lại giữa xã An Dân và khách sạn. Nhưng khi về đây tôi nhớ lại những ký ức mà nhóm chúng tôi đã trải qua ở An Dân như đường phố, môi trường thiên nhiên, người dân địa phương, tấm lòng ấm áp của họ, nụ cười dễ thương của họ đã thấm vào lòng của tôi và chắc chắn mãi mãi tôi không thể quên được họ.
3. Nhật ký điền dã của SV Hung Chi Hang (VNH 09) tại Phú Yên:
Thứ hai, 09/01/2012
Sáng nay tôi thức dậy sớm, đi quán cà phê đối diện trạm xe buýt để ăn sáng, sau đó đợi xe buýt đi đến chỗ thực tập, nhưng có một chuyển không đủ chỗ, chúng tôi đợi đến 7 giờ 40 mới lên xe, sau đó xe buýt này tự nhiên chạy về tổng trạm nên chúng tôi phải đợi một ít thời gian nữa, hỏi xong rồi mới biết xe này có vấn đề phải sang xe khác nên chúng tôi đi xe khác đến chỗ thực tập. Hôm này chúng tôi phỏng vấn được 2 hộ gia định, chúng tôi thu được nhiều thông tin và gặp được một loại thuyền thúng khác mà mấy hôm trước chưa thấy, đó là nan lóng ba. Thuyền thúng có 3 loại, nan lóng hai, ba và tư, nan lóng ba thì người mua ít hơn nên ít khi thấy. Khi phỏng vấn hộ thứ hai, tôi cũng làm thử vành của thuyền thúng nhưng tôi làm không được vì bộ phận này không chỉ phải biết làm mà phải có sức mạnh nữa. Sau khi phỏng vấn xong chúng tôi đi ăn trưa như cũ, xong rồi thì về khách sạn. Buổi chiều nhóm chúng tôi ngồi chung để làm việc, sắp xếp thông tin và viết nhật ký, sau đó ăn tối, xong rồi thì làm việc tiếp để chuẩn bị bài thuyết trình cho ngày mai, tất cả xong rồi thì lên phòng nghỉ ngơi.
Hôm nay tôi làm thử một bộ phận nhỏ của thuyền thúng, khi mình tự bắt tay làm mới biết được việc này như thế nào. Làm thuyền thúng thật sự không dễ, phải có kỹ năng và sức mạnh mới làm được phần khó nhất, chứ không phải ai cũng làm được.
4. Nhật ký điền dã của SV Seo Su Min (VNH 09) tại Phú Yên:
Thứ hai, ngày 9 tháng 1 năm 2012
Hôm qua tôi thấy rất mệt mỏi có lẽ tôi sẽ không thể dậy được nhưng tối qua cô giáo nói rằng phải tập hợp đúng giờ nên tôi dậy tự nhiên lúc 5 giờ rưỡi. Sau khi chuẩn bị ra khỏi nhà, chúng tôi đã họp nhau lại lúc 7 giờ kém 15. Tới quán cà phê, cô và chúng tôi ăn sáng ở đó, cô nói cho tôi rằng ăn thử miến gà, lần đầu tiên tôi ăn món đó rất ngon. Quán này không sang trọng, không bán nhiều loại như những nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng hương thơm khá tốt và sạch sẽ.
Đến khoảng 8 giờ sáng, nhóm chúng tôi và nhóm cô Mai Nhân lên xe buýt số 8 đi 30km. Dù từ đây đến đó khoảng cách vô cùng xa, trong lúc đi lại tôi được thấy phong cảnh vô cùng tuyệt vời, cho nên dù xa tôi vẫn thấy không sao. Lúc 9 giờ chúng tôi mới tới Ủy ban Nhân dân xã An Dân để trao đổi lời chào, chờ cô một chút. Theo sự hướng dẫn của cán bộ ở Ủy ban nhân dân, chúng tôi bắt đầu đi phỏng vấn trực tiếp người dân vì làm việc này quan trọng trong quá trình thực tập thực tế. Trước đây, tôi lo lắng rằng phát âm tiếng Việt của tôi không được nói rõ nên người Việt thường không hiểu lời nói của tôi, cho nên khi phỏng vấn người dân ở miền Trung, tôi cũng không thể nói tự nhiên nhưng cố gắng hỏi.
Đầu tiên chúng tôi gặp cô Hồng là người làm thuyền thúng, cô làm nghề thuyền thúng hơn 9 năm và làm việc cùng với gia đình. Theo tôi điều đó vô cùng tuyệt vời, nhưng nếu là tôi thì tôi không thể làm được. Tôi hỏi thu nhập cô trả lời rằng một tháng khoảng 1,300,000 đồng. Tôi không chấp nhận thu nhập đó vì giá đó quá rẻ so với công việc khó làm, tôi nói như vậy mà cô cứ cười. Khi đó tôi mới được thấy cuộc sống của họ không phải là khó khăn. Họ yêu thích và tự hào về nghề làm thuyền thúng theo phong cách truyền thống dù thu nhập không cao. Xong phỏng vấn nhà cô Hồng, chúng tôi tiếp tục đi thăm nhà cô Ly. Ở đó, môi trường làm việc có vẻ không được thoải mái hơn nhà cô Hồng và tôi cũng ngạc nhiên bởi cô Ly cho tôi thấy tay của mình. Tay của cô bị hư vì nghề làm thúng. Tôi muốn nghe điều khó khăn thực tế của cô như thu nhập, mượn tiền là bao nhiêu, … nhưng khi nhìn thấy tay của cô, chúng tôi không thể hỏi cô nữa. Chúng tôi làm thử thuyền thúng một chút, sau đó chia tay các cô chú.
Đến 12 giờ, ăn trưa với nhóm cô Mai Nhân cho vui. Về khách sạn bằng xe buýt lúc 2 giờ chiều, nghỉ ngơi, ngủ để giữ sức khỏe. Lúc 4 giờ, nhóm tôi tập hợp lại để hệ thống tài liệu và viết nhật ký.
Thứ ba, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Hôm nay là ngày cuối cùng đi thôn Phú Mỹ xã An Dân. Giống như hôm qua, hôm nay tôi cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng, bởi vì ngày cuối cùng đi thực tế. Sáng nay tôi dễ thức dậy hơn hôm qua. Sau đó tôi họp theo nhóm lúc 6 giờ. Tôi nghĩ rằng hôm qua rất lạnh nên hôm nay có lẽ ấm áp lên. Tuy nhiên đi ra khỏi khách sạn, trời đang mưa một chút nên lạnh kinh khủng! Tôi bắt đầu hối hạn mặc áo lạnh thêm. Cô và chúng tôi mua xôi gà ở gần bến xe buýt vừa ngồi ăn xôi vừa chờ xe buýt. Tôi chụp hình làm như vậy đó để gửi cho chị gái tôi, chị nói rằng tội nghiệp quá. Nhưng tôi cười, cảm thấy không khó chịu và vui vì xôi này rất ngon! Tuy vô cùng mệt và lạnh nhưng sau này làm như vậy cũng có thể trở thành kỷ niệm tốt đẹp.

Tôi ngủ luôn trên xe buýt vì liên tục đi hai ngày là việc quá mệt mỏi. Cho đến ngày hôm qua, tôi thưởng thức phong cảnh bên ngoài cửa sổ của nông thôn ở đây nhưng hôm nay tôi đã quen rồi, tự nhiên đi giống như người dân. Khoảng 8 giờ sáng, cô và chúng tôi đến Ủy ban nhân dân xã An Dân để chào cho mọi người. Lần đâu tiên gặp những cô và chú là người cán bộ ở Ủy ban nhân dân ở xã An Dân tôi không quen thuộc với họ nhưng bây giờ tôi dã quen giống như những người đã quen biết nhau. Tôi không thể hiện ra hành động mà rất vui được gặp họ nên tôi bắt đầu buồn rằng phải tạm biệt với họ.
Ở Ủy ban nhân dân, cô và chúng tôi phỏng vấn thêm vài bản câu hỏi về kích thước của các loại thuyền thúng. Ông Phạm Minh Thông làm cho chúng tôi thuyền thúng nhỏ rất dễ thương nhưng chưa khô phân bò. Xong phỏng vấn, cô và chúng tôi báo cáo cho cán bộ ở Ủy ban nhân dân và công an, trình bày về nghề làm thuyền thúng mà chúng tôi đã khảo sát. Đề tài báo cáo của tôi là chức năng thuyền thúng. Hôm qua cô sửa cho bài báo cáo nên tôi đã không lo nhưng dần dần đến lượt tôi hơi hồi hộp. Khi đang nói, nhờ các cô và chú chú ý lắng nghe tôi mới bắt đầu tự tin và rất cám ơn.
Từ trước đến nay, tôi đi đến ở thôn Phú Mỹ, xã An Dân,huyện Phú Yên chỉ bốn lần mà chúng tôi đã tiếp xúc sâu với người nhân dân ở xã này bởi phỏng vấn. Ngoài ra, chúng tôi cũng được hưởng môi trường nông thôn như không khí trong lành sạch sẽ, nghề làm thuyền thúng truyền thống và học nhiều về lòng tôn trọng việc làm của mình ở người dân dù cuộc sống của họ khó khăn. Các điều đó làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều khiến tôi phải nhìn lại cuộc sống của mình.

Sinh viên Khoa Việt Nam Học

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.