Xã hội truyền thống của người Khmer vùng Tây Nam Bộ – kỳ 9

0
761
Khi chúng tôi hỏi về giai đoạn “người có cày ruộng”, bác K hồi tưởng lại quá khứ và kể bằng một giọng rất say xưa như tất cả đã được ghi âm chỉ cần nhấn nút là nói. Bác K kể rằng giai đoạn này người dân không khổ, ai trực tiếp làm được bao nhiêu ruộng thì được quyền khai, làm được bao nhiêu khai bấy nhiêu.
Hồi đó người ta chấm tọa độ công nhận đất, địa chủ chỉ đất nào là của ông thì là của ông.
(Ảnh minh họa-Nguồn: Internet)
Hỏi về chủ đất ở ấp thì bác nói, địa chủ lớn nhất thời này là ông N người Trung Quốc nhưng vì giai đoạn này cách mạng nổi dậy nên ông ở không được giao lại cho H. Khi chúng tôi hỏi tại sao địa chủ lại có đất nhiều như thế? Bác K trả lời, “hồi đó người ta chấm tọa độ công nhận đất, địa chủ chỉ đất nào là của ông thì là của ông, thực ra đất của ông thì ít nhưng ông khai thì nhiều, người dân ai can đảm lắm thì mới đi theo khai”. Bác K giải thích “hồi đó địa chủ là trời là đất mà. Bác K nói sau địa chủ thì địa tô có khoảng vài trăm công đất. Bác K nói tiếp “sau này chính sách khoán người thì đỡ hơn, nhà nước mua đất của địa chủ giao lại cho dân, mỗi hộ không quá 30 công ruộng”.

Vậy kinh tế thời nay người dân có khá lên không? Bác K cho biết “kinh tế thời nay cũng không lên nổi. Tuy nhiên, trước đó thì có đóng,  sau này thì không đóng, cũng đỡ được một phần so với trước”.

Khi hỏi tôi đến giai đoạn tập đoàn sản xuất thì bác K có nói “giai đoạn này người dân vì không quen làm tập thể nên khó, vất vả lắm ! Người ta làm theo cách tính công điểm tập thể. Chính sách lúc bấy giờ là ngăn sông cách chợ. Giai đoạn này người dân chạy đi nước ngoài nhiều (các nước Mỹ, Thái Lan, Campuchia…) cuộc sống vất vả lắm!
Bác K kể rằng: “Hồi đó nhà tôi có 70 công đất làm được có 300 – 400 dạ lúa. Đến thời kỳ TĐSX chỉ còn lại 5-6 công, thu nhập về được 2 chục dạ lúa. Tui nói thiệt là hồi đó ông già tui chửi nát luôn, ông nói “mày làm vậy đó hả ? Ruộng tao làm lúa mấy trăm dạ mày đem về cho tao mấy chục dạ đó hả?”. Nhưng mà cái chính sách nó vậy rồi biết làm sao được. Sau này có đỡ hơn, người ta chia cho mỗi người một công tính thuế phúc lợi, còn lại thì được giữ riêng, nhưng thời gian này vẫn còn đói lắm vì những chính sách ngăn sông cấm chợ đủ thứ. Ăn bo bo, tui đi học phải đem theo cả trăm ký gạo mình ăn 50kg còn lại lo lót dọc đường”.  Bác K nói tới đây thì chị con gái đang ngồi gần quay lại nói:  “trước đây đói lắm mẹ của chị phải rất vất vả để nuôi gia đình và các chị ăn học, chứ ba chị đi học và làm việc nhà nước lương không đủ nuôi chính ông”. Phản ứng của chị rất nhanh và tôi có cảm tưởng như thời gian này để lại trong chị một ấn tượng rất lớn.
Bác K lại tiếp tục. Trước đây Bác là giáo viên lãnh lương bốn tháng một lần nhưng hàng tháng đều được lãnh nhu yếu phẩm. Theo bác K nhận xét về đổi mới của các chính sách thì nhà nước mình đổi mới nhanh từ năm 1985 đến 1990 là đã ổn định.
Khi hỏi đến sự tan rã của tập đoàn thì Bác K cho biết khoảng năm 1985 là rã tập đoàn. Sau thời này, người ta giao ruộng lại cho mình. Người dân thưa kiện liên tục, lúc này bác làm bên Ủy ban mặt trận dân vận. Thời kỳ này nhà nước sửa sai (50 công đất thì mình còn lại ba mấy công)
Bác K nhận định hồi đó bí thư xã rất có quyền hành và làm việc không đúng nguyên tắc. Bác nói “bí thư xã hồi đó còn lớn hơn thủ tướng” là “vua một cõi” . Khi chúng tôi được biết có người ở ấp khác đến đây làm phó chủ tịch và thắc mắc về điều đó thì bác K mới giải thích là vì người ở xã này hồi đó vẫn chưa có trình độ nhiều. Bác K kể tiếp: hồi chính sách trang trại đất đai để cho người dân không có giấy tờ, khoảng thời gian này diễn ra sự xích mích lớn trong dân. Khi hỏi về bằng khoán có khớp với sổ đỏ hay không thì bác K có nói là có chỗ khớp có chỗ không vì trước đây chia bằng khoán rất chính xác và một lý do nữa là do phá bờ, do điều kiện sản xuất nên mới phát triển hệ thống kênh mương bố trí dày đặc. Hồi xưa không có kênh, mương đất của bác có 35 công nhưng chia lại còn 30 công và hiện nay còn 20 công.
Ngày 27/5/2011.
Trần Thị Thùy Trang

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.