Ngày thứ sáu tại địa bàn (2)
Chúa nhật, ngày 29 tháng 5 năm 2011
10h49’ tại nhà anh S. Thiêng, người mà trong buổi tối ăn chè tại nhà chú Siu để mừng hai em thi đậu lớp 12 tôi có dịp gặp. Anh là con nuôi nhà chú Siu. Năm nay anh 27 tuổi, anh mới kết hôn được một tháng, là một người đã đi tu trên chùa bảy năm, được học nhiều bên nhà chùa và từng làm sư cả ở một ngôi chùa ở Tây Ninh. Chính vì thế nên tôi hẹn gặp anh để trao đổi với anh về những điều tôi đang tìm hiểu.
Tham dự buổi dâng cơm tại Chùa Kh.B
(Ảnh do tác giả cung cấp)
Theo anh đi tu là để báo hiếu cho bố mẹ, và tùy vào số năm “sadi báo hiếu cho mẹ, tỳ khưu báo hiếu cho cha”. Theo anh, người đưa ra những quyết định lớn trong gia đình của người Khmer ở đây là người chồng, nhưng người chồng thường tham khảo ý kiến của vợ và những thành viên trong gia đình, để sau này không bị trách khi sự việc không thành “tại anh đó, bảo thì không nghe cơ”. Trong một gia đình thì cha mẹ lo hết tất cả, nhưng nếu cha mẹ qua đời thì anh chị hai là người đứng ra phụ trách vai trò này. Theo anh quan niệm, một người vợ là phải hiền lành, ít nói, ít đi chơi, khi chồng tức giận thì phải hiểu không được lấn lời chồng “trước khi cưới, chúng tôi có nói trước với nhau”.
Hỏi về Sroc và Phum anh cho biết: ”Trên giấy tờ nhà nước thì Khét có ngĩa là tỉnh, Sroc có nghĩa là huyện, Khum là xã và Phum có nghĩa là ấp, còn trong cuộc sống của người Khmer thì ở đây thuộc “Sroc Tr. Ven”, nhưng những người Khmer ở đây thuộc Sroc đó cũng ít người dùng tới tên này’. Ngày trước đừng đầu là các người già họp nhau lại quyết định công việc trong một Sroc. Còn Phum thì như là những Mê Wện đó”. Tên của các Wện cũng có ý nghĩa như:
N.T: Nằm song song với mặt đường
C.V: Mặt trời mọc
L.V: Mặt trời lặn
Ô.N: Chỗ có lối ngoặt
N.L: Mô đất cao
Thuộc Sroc P.Đ, đất của mỗi nhà kêu là Phum, đất ở của một gia đình là Phum nhỏ, người lớn tuổi nhất giữ sổ đất. Chúng tôi phải dừng lại cuộc phỏng vấn lại vì đã 11h59’ rồi. Chúng tôi cảm ơn vì anh rất nhiệt tình và chào anh chúng tôi ra về.
Mô hình diễn giải về thiết chế xã hội truyền thống được tổng hợp từ những ý kiến của cộng đồng:
Kiều Văn Tịnh