TT – “Điều quan trọng hơn bây giờ là phải chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là cách huy động lực lượng nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh vì công lý: Hoàng Sa là của Việt Nam!”. Đó là một hiến kế mà ông Bùi Văn Tiếng – trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng.
Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
|
Bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974 – Ảnh tư liệu |
Ai cũng có quyền trở thành công dân của Hoàng Sa
– Trước hết phải tăng cường xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về Hoàng Sa. Việc thứ hai, theo tôi, lâu nay huyện đảo Hoàng Sa đã có chức danh chủ tịch và có công chức phụ trách huyện. Nếu xem chủ tịch và các công chức này là công dân Hoàng Sa thì cũng được, nhưng nói chung Hoàng Sa mới dừng lại ở công chức chứ chưa có công dân.
* Với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, ông có hiến kế gì để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình?
Chính vì vậy để huyện đảo Hoàng Sa trở thành một thực thể chính trị xã hội sinh động, góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa thì Hoàng Sa của chúng ta phải có công dân. Từ đó tôi mới nghĩ đến việc nên chăng chúng ta phát động một cuộc đăng ký trở thành công dân danh dự của huyện Hoàng Sa.
Trên thế giới việc trở thành công dân danh dự cũng khá phổ biến. Ví dụ những TP lớn, người ta mời những người ưu tú, tất nhiên là số ít, một vài người trở thành công dân danh dự của TP. Đó là một hình thức tôn vinh. Còn ở bối cảnh của chúng ta lại hoàn toàn khác. Trở thành công dân danh dự cho một vùng đất đang bị tạm chiếm trái phép thì công dân danh dự thể hiện tình cảm của người đăng ký với quê hương của mình. Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa chứ không phải là một hình thức nhằm tôn vinh cá nhân nào đó như các nước trên thế giới.
Ông Đặng Công Ngữ (chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng):
Một ý tưởng rất hay
Đó là một ý tưởng rất hay, nhất là đối với người nước ngoài hoặc là người Việt nhưng có quốc tịch nước ngoài.
Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng trong việc tìm kiếm tài liệu tại các tàng thư quốc tế phục vụ cho sau này. Bản thân tôi tán thành, tuy nhiên đây chỉ là ý tưởng của một cá nhân và cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác nữa có liên quan đến vấn đề công nhận công dân danh dự, nhất là đối với công dân trong nước. Làm gì thì làm, vấn đề cốt lõi vẫn là làm sao đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình.
|
* Vậy đối tượng sẽ như thế nào?
– Tôi là người Đà Nẵng, tôi ở quận Hải Châu, quận Thanh Khê hay bất kỳ quận nào trên địa bàn TP này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa. Không chỉ ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương khác trên cả nước, thậm chí người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hay tất cả mọi người trên thế giới này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự Hoàng Sa.
* Nhưng thưa ông, làm sao để tổ chức hoạt động cho những công dân danh dự này. Tức là khi đã trở thành công dân danh dự rồi thì họ sẽ làm những gì để cống hiến, đóng góp?
– Theo tôi, họ có thể làm rất nhiều việc cho quê hương của mình, nhưng trước tiên là làm ba việc. Với những người giỏi ngoại ngữ (Anh, Hoa, Nhật, Pháp, Bồ Đào Nha…), đặc biệt là những người ở các nước sở tại hoàn toàn có thể sử dụng năng lực ngoại ngữ của mình “thâm nhập” vào các thư khố, trung tâm tư liệu để tìm kiếm tài liệu cổ trong các thư tịch cổ nhằm góp phần khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Mà cái đó hiện nay bản thân người Việt chưa có nhiều điều kiện, đặc biệt là người Việt trong nước. Lâu nay người Việt cũng có một số người làm (các nghiên cứu sinh, làm luận án về Hoàng Sa) nhưng họ chỉ làm trong phạm vi luận án của họ thôi.
Còn với những người giỏi về luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về việc tranh chấp chủ quyền biển đảo, quyền tài phán trên biển… Tất cả những vấn đề này nhằm giúp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam khi vấn đề Hoàng Sa được đưa ra tòa án quốc tế, khi đó chúng ta có đầy đủ tài liệu để tranh tụng trước tòa. Đó là nhóm những chuyên gia về ngôn ngữ và chuyên gia về luật pháp.
Với số đông các công dân danh dự khác thì tùy theo điều kiện sinh sống, làm việc và đang ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành những tuyên truyền viên về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Một người hay một nhóm người nói thì có thể chưa có sức mạnh, nhưng một trăm nghìn người, một triệu người hay cả trăm triệu người cùng đồng lòng nói thì vấn đề sẽ khác đi nhiều.
Hợp với ý nguyện, lòng dân
* Nhưng để triển khai trong thực tế thì phải như thế nào, thưa ông?
– Vâng, đó là ý tưởng, còn để triển khai được thì cần phải có ý kiến từ cấp Chính phủ. Chính phủ phải cho phép vì nó liên quan đến đối nội, đối ngoại và Bộ Ngoại giao phải vào cuộc cùng với UBND huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng. Khi ấy UBND huyện đảo Hoàng Sa chỉ cần mở một trang web và người dân vào đó để đăng ký trở thành công dân danh dự cho huyện của mình. Không chỉ người Việt mà chương trình này mở cho tất cả mọi người, tất cả những ai yêu quý Hoàng Sa, yêu quý chân lý Hoàng Sa là của Việt Nam đều có quyền đăng ký tham gia.
* Khi đã trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa thì Nhà nước có cấp cho những công dân danh dự ấy một loại giấy tựa như giấy CMND hiện nay không?
Xây dựng trụ sở cho Hoàng Sa
* Cách đây ba năm, UBND huyện đảo Hoàng Sa có đưa ra một đề án xây dựng trụ sở riêng cho huyện đảo Hoàng Sa tại bán đảo Sơn Trà, nhưng sau đó đề án này không được triển khai. Bây giờ đề án này như thế nào rồi, thưa ông?
– Tôi có biết, và thông tin mới nhất mà tôi biết được thì đề án này đang triển khai trở lại. Cách đây mấy năm khi tôi còn làm bí thư quận Thanh Khê, tôi có đi dự một cuộc họp và tại cuộc họp này lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có đề xuất đưa ra một phương án mở rộng địa giới hành chính đối với huyện đảo Hoàng Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa hiện nay và một vài phường ven biển của Đà Nẵng để trở thành huyện đảo Hoàng Sa và có trụ sở huyện lỵ đóng tại Đà Nẵng. Thật ra trước giải phóng, chính quyền Sài Gòn cũng đã làm điều này rồi.
|
– Theo tôi, sau khi tập hợp được rồi thì chúng ta sẽ tiếp tục tính đến vấn đề đó. Cái quan trọng trước mắt bây giờ là làm sao tổ chức cho họ đăng ký và tập hợp được lực lượng theo từng nhóm, từng vùng, từng quốc gia. Khi ấy, đại diện cho chính quyền huyện Hoàng Sa có thể sang Ý, sang Pháp, sang Bồ Đào Nha… để kết nối gặp gỡ nhóm các công dân danh dự của huyện mình thông qua đại sứ quán tại các nước. Nói một cách nôm na là giống như họp đồng hương vậy, rồi thông qua đó có thể nhờ họ làm một số việc gì đó liên quan đến tư liệu Hoàng Sa…
Hay như trong nước thì bằng cách làm này chúng ta có thể huy động nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công dân có trách nhiệm với Tổ quốc có thể vào thư khố của các chế độ cũ tại Đà Lạt hay tại TP.HCM để tìm kiếm, sao chụp tài liệu chuyển cho UBND huyện đảo Hoàng Sa.
* Ông có nghĩ ý tưởng của ông sẽ được chấp thuận?
– Tôi nghĩ cấp trên sẽ chấp thuận vì qua dư luận ban đầu cho thấy hầu như 100% đều đồng tình ý tưởng trên. Ngay như ngư dân Mai Phụng Lưu (Lý Sơn, Quảng Ngãi) khi gặp tôi cũng trăn trở là làm sao để ông có thể trở thành công dân Hoàng Sa. Chứ một năm có đến cả chục lần bước chân lên các đảo ở Hoàng Sa mà chưa phải là công dân của vùng đất mình yêu quý đó thì nghe vô lý quá. Vậy nên tôi nghĩ Chính phủ nên cho triển khai ý tưởng này và tôi tin rằng ai là người Việt cũng sẽ đăng ký là “công dân danh dự của Hoàng Sa”.
Ngay sau lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mọi vấn đề xem ra rõ ràng rồi. Và tất cả những điều mà chúng ta đang nói ra đây nếu trở thành hiện thực sẽ rất tốt cho chúng ta sau này. Mọi thứ quan trọng hơn rất nhiều bây giờ là chuẩn bị cho phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là một cách huy động lực lượng. Cả trăm người cùng tìm ra một bản đồ giống như nhau ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ khác xa với một người tìm ra một bản đồ ở một quốc gia nào đó chứ!
* Thưa ông, trên thế giới đã có quốc gia nào làm như cách mà ông đề xuất chưa?
– Tôi chưa thấy quốc gia nào làm nhưng tôi tin rằng đây là một cách làm hợp ý nguyện với lòng dân nước Việt.
ĐĂNG NAM – TẤN VŨ (theo Tuổi Trẻ)
Post Views: 116