Chuyện đường phố – kỳ 1

1
822
Một mùa hè nữa lại đến, tôi bận rộn chuẩn bị cho kế hoạch hè. Chương trình được đề ra sẽ là học thi lấy bằng B tiếng Anh để kịp ra trường, hoàn thành trách nhiệm chăm lo cho một vài sĩ tử đi thi Đại học, về quê nghỉ ngơi với gia đình vài tuần và nếu được tôi sẽ tham gia điền dã một chuyến nữa. Tuy nhiên, kế hoạch có phần thay đổi khi một người bạn đề nghị tôi tham gia nhóm Ephata mà bạn ấy đang tham gia. Tôi chỉ nghe nói đó là một nhóm được hình thành nhằm dạy trẻ em những giá trị sống bằng phương pháp giáo dục tương tác. Tôi vốn có duyên với trẻ em. Tôi yêu mến và dễ dàng làm quen hay chơi đùa với trẻ em. Dường như tôi cảm nhận được tình cảm tương tự của các em nhỏ dành cho tôi. Bên cạnh đó, những giá trị sống là những điều hết sức cần thiết cho con người nhưng trong nền giáo dục hiện tại lại không được quan tâm đúng mức. Tuổi từ 4 đến 12 là lứa tuổi học tập và tiếp thu nhiều nhất. Những bài học trong giai đoạn này khiến các em nhớ rất kĩ và là một trong những giai đoạn hình thành nhân cách quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tôi thấy công việc này có ý nghĩa và thú vị nên tôi quyết định sẽ tham gia trong dịp hè này.
Tôi yêu mến và dễ dàng làm quen hay chơi đùa với trẻ em” (ảnh minh họa) – Nguồn: Internet

Buổi họp đầu tiên, chúng tôi được chị phụ trách – chị hiện đang là thạc sĩ về giáo dục – trao đổi về nội dung các buổi học cũng như những quy định về quản lý và giảng dạy. Nói chung là phương pháp giảng dạy phải khơi dậy được sự chủ động từ các em. Nguyên tắc quản lý dựa trên sự nghiêm khắc, tôn trọng và yêu thương các em. Các em sẽ được học biết rằng mỗi con người đều có giá trị cần đáng được tôn trọng. Và rằng chỉ có hành vi chưa tốt chứ không có người xấu. Do vậy nên khi phê phán và kỉ luật các em thì phê phán và kỉ luật vì hành vi hay sự việc chứ không phải phê phán con người. Bất kì người nào cũng có giá trị và nhìn vào giá trị ấy để tôn trọng và yêu thương nhau. Tôi miên man đắm chìm trong suy nghĩ sẽ đưa phương pháp này cho một người bạn để giải quyết mối quan hệ của cậu ta và một người bạn cùng phòng. Sau giờ trao đổi ấy, tôi phụ giúp một số bạn cắt vẽ các bức tranh sẽ sử dụng cho ngày khai giảng. Tôi mải mê làm đến nỗi quên cả giờ về. Lát sau, tôi xem đồng hồ đã gần 6h30 chiều. Tôi lật đật chạy nhanh ra trạm xe buýt để kịp đón chuyến xe cuối cùng về nhà.

Tôi sốt ruột đứng đợi xe buýt gần 15 phút. Tôi thầm nghĩ chắc chuyến cuối đã chạy rồi. Tôi thoáng nghĩ sẽ đi bộ về nhà. Đây không phải lần đầu tiên tôi đi bộ về. Nên việc đi bộ từ trường về nhà đối với tôi cũng không quá đáng sợ. Vả lại, lần đầu tiên tôi cảm nhận được hậu quả của việc ăn uống mà không luyện tập thể thao. Cái quần trước kia tôi mặc vừa vặn bây giờ trở nên chật khít. Tôi thật sự thấy đau vùng bụng khi ngồi họp một thời gian khá dài. Tôi đợi xe buýt năm phút nữa nhưng hình như không còn hi vọng. Tôi quyết định sẽ đi bộ đến trạm xe buýt gần tòa nhà Fudential trên đường Tôn Đức Thắng về đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai-Cách mạng tháng tám, rồi đón một chuyến xe buýt về. Tôi vừa quay đầu bước đi đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Lê Duẩn thì xe bus đến. Tôi ngoái lại nhìn chiếc xe dừng ở trạm mà tiếc nuối. Nhưng tôi nghĩ hãy xem như một buổi tập thể dục giảm eo hay một cuộc la cà đường phố khám phá. Tôi nghĩ như thế để tự an ủi mình vì cái tội thiếu kiên nhẫn.

Khai Tâm

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.