Đến lần thứ ba
Tuy nhiên, cả buổi sáng hôm sau làm chương trình giao lưu cựu sinh viên nên tôi không nghĩ được gì. Dù chưa ăn trưa nhưng tôi phải chạy lên trường ở cơ sơ Đinh Tiên Hoàng để học Nhân học Đô thị buổi cuối, và cũng nhằm mục đích hỏi ý kiến cô về cách phỏng vấn. Nhưng mọi chuyện không như tôi tính toán, tôi gặp anh Trương già, nghĩ ngay đến việc hỏi ý kiến của anh vì ông này có cách nói chuyện khá “cáo”.
Tranh thủ giờ chơi, thay vì hỏi cô, tôi chạy xuống chỗ anh Trương. Cũng như anh Minh, anh yêu cầu tôi nói lại những câu đã phỏng vấn thông tín viên. Và cũng đến câu thứ ba anh quát lớn “Mày hỏi vô duyên quá”, tôi chỉ biết cười. Tôi hỏi ý kiến anh không phải vì chưa biết tôi hạn chế chỗ nào, mà vì tôi chưa biết phải sửa ra sao thôi. Cuộc nói chuyện của hai anh em thu hút một vài “khán giả”, trong đó có một bạn đã có nhiều kinh nghiệm yêu đương – Dương. Dương “phán” cho tôi một câu làm tôi có cảm giác lần phỏng vấn trước có bốn thằng bạn đi hộ tống quả không thừa “Trời, tui đang ngồi với người yêu mà có người lại hỏi vô duyên như bà chắc tui chửi quá”. Không ngờ, không những không có kinh nghiệm tình cảm mà tôi hỏi còn vô duyên đến mức bị hăm đánh. Anh Trương tiếp lời “Hỏi những trải nghiệm như vậy em phải đặt mình vào đối tượng. Tao thấy mày còn định kiến hơn cả báo chí”. À ha, chi tiết này “cố vấn” Minh chưa truyền thụ cho tôi. Đúng là người đang yêu có khác, giờ tôi mới tin. Ừ, thì tôi không chỉ muốn người khác nói để mình làm bài, nhất là hỏi họ vào những lúc tế nhị như vậy. Phải lắng nghe làm sao đây? Những kỹ năng mềm đó mình thuộc nằm lòng nhưng rất lười thực hiện, giờ mới thấy tai hại. Anh dành cả buổi chiều để nói về cảm xúc, tình cảm,… những thứ mà anh “chẩn đoán” rằng tôi không có. Thêm một cố vấn nữa rồi.
Tôi lại hỏi câu hỏi để kết thúc giống như cuộc nói chuyện với anh Minh hôm qua “Anh nghĩ đề tài này em làm được không?”. Anh trả lời ngắn gọn “Được”. Trời, sao không nói “không” dùm em với mấy anh ơi? Tôi không tự tin tí nào! Nhưng đã lỡ hỏi thì phải làm thôi. Tôi ra về với chút gì đó vừa được anh Trương cho để lấp dần hạn chế của bản thân. Một ngày quay như chong chóng nên tối hôm đó, tôi lăn ra ngủ, chẳng nghĩ được gì cho cuộc phỏng vấn phải làm vào chiều mai. Ngày kia phải nộp bài rồi. Buồn ơi là sầu!
“Tôi hỏi ý kiến anh không phải vì chưa biết tôi hạn chế chỗ nào, mà vì tôi chưa biết phải sửa ra sao thôi” (ảnh minh họa) – Nguồn: Internet
Không bao giờ là muộn
Sáng sớm hôm sau, tôi lại có một quyết định quan trọng. Dạo này hay ra quyết định “động trời” vào sáng sớm: chuyển sang làm đề tài khác tuy là chưa nghĩ ra. Tôi không nhớ rõ nhưng hình như sau hơn 15 phút suy nghĩ, có rồi, làm về mất trộm ở mấy khu nhà trọ trong làng đại học. Tôi đặt ra luôn quan điểm “Nam, nữ có những trải nghiệm khác nhau từ tình trạng mất trộm tại các khu trọ tại làng đại học. Trong đó, nữ chịu áp lực nhiều hơn”. “Nhiều hơn” mà tôi nhắm đến là vấn đề về xâm hại tình dục. Ồ, một khái cạnh về giới, mừng quá. Có thể xem đây là cách tiếp cận mới, ít nhất là so với mấy bài báo mà tôi xem vội trước khi bắt xe buýt đến trường.
Người đầu tiên tôi gọi để thông báo tin này là anh Minh, như thể vừa làm điều có lỗi với anh. Mà sẽ có lỗi thật nếu tôi làm không tốt cái nào. Anh lại là người ủng hộ tôi như vẫn làm. Sắp đến ngày nộp, nguyên ngày phỏng vấn hôm nay, tôi vạch ra chỉ có ba ý “tình hình mất trộm, trải nghiệm, mối lo”. Tôi lại chưa hình dung về thông tín viên thế nào nên người thứ hai tôi gọi điện là anh Quốc. Chỗ trọ của anh Quốc rất hay mất trộm mà đã hai lần anh là nạn nhân. Hai anh em ngồi nói chuyện. Tôi cũng kể chặng đường gian nan đổi đề tài như “chong chóng” mấy hôm nay. Anh em bàn đủ thứ, tới 11 giờ tôi mới phỏng vấn một anh cùng phòng. Tôi thấy tự tin hơn sau cuộc trò chuyện khá dài và đúng mục đích, việc gợi mở để thông tín viên hồi tưởng cũng đúng nội dung nữa. Làm đề tài mà sướng kiểu này chắc chuyển từ ý định trách sang thích cô L.
Hôm trước thì tôi có anh Minh, anh Trương làm “cố vấn” và mấy đứa bạn đi cùng. Hôm nay, tôi vừa được giới thiệu người để phỏng vấn, vừa được anh Quốc chở đi ăn trưa, rồi ngủ một giấc thật “đã” để chuẩn bị phỏng vấn một thông tín viên nữa vào buổi chiều. Điều quan trọng mà tôi học được sau những góp ý và sửa chữa trong hai mẫu phỏng vấn này chính là để thông tín viên có thời gian hồi tưởng, nói và nhất là tôi đã lắng nghe họ – khoảng hơn 80% lắng nghe đúng nghĩa. Vui, tôi đã xong hai mẫu phỏng vấn với bao nhiêu niềm vui và cả sự ấm áp mà mọi người dành cho tôi. Ấm áp lắm dù hôm nào tôi đi thực địa thì trời cũng mưa. Lần này rất khác, trên xe buýt về nhà, tôi mới dần cảm nhận được thành quả mà hôm nay mình đã làm được. Tôi cảm nhận sâu sắc “không bao giờ là quá muộn” dù về còn phải gỡ băng, viết bài.
Người đầu tiên tôi gọi để thông báo tin này là anh Minh, như thể vừa làm điều có lỗi với anh. Mà sẽ có lỗi thật nếu tôi làm không tốt cái nào. Anh lại là người ủng hộ tôi như vẫn làm. Sắp đến ngày nộp, nguyên ngày phỏng vấn hôm nay, tôi vạch ra chỉ có ba ý “tình hình mất trộm, trải nghiệm, mối lo”. Tôi lại chưa hình dung về thông tín viên thế nào nên người thứ hai tôi gọi điện là anh Quốc. Chỗ trọ của anh Quốc rất hay mất trộm mà đã hai lần anh là nạn nhân. Hai anh em ngồi nói chuyện. Tôi cũng kể chặng đường gian nan đổi đề tài như “chong chóng” mấy hôm nay. Anh em bàn đủ thứ, tới 11 giờ tôi mới phỏng vấn một anh cùng phòng. Tôi thấy tự tin hơn sau cuộc trò chuyện khá dài và đúng mục đích, việc gợi mở để thông tín viên hồi tưởng cũng đúng nội dung nữa. Làm đề tài mà sướng kiểu này chắc chuyển từ ý định trách sang thích cô L.
Hôm trước thì tôi có anh Minh, anh Trương làm “cố vấn” và mấy đứa bạn đi cùng. Hôm nay, tôi vừa được giới thiệu người để phỏng vấn, vừa được anh Quốc chở đi ăn trưa, rồi ngủ một giấc thật “đã” để chuẩn bị phỏng vấn một thông tín viên nữa vào buổi chiều. Điều quan trọng mà tôi học được sau những góp ý và sửa chữa trong hai mẫu phỏng vấn này chính là để thông tín viên có thời gian hồi tưởng, nói và nhất là tôi đã lắng nghe họ – khoảng hơn 80% lắng nghe đúng nghĩa. Vui, tôi đã xong hai mẫu phỏng vấn với bao nhiêu niềm vui và cả sự ấm áp mà mọi người dành cho tôi. Ấm áp lắm dù hôm nào tôi đi thực địa thì trời cũng mưa. Lần này rất khác, trên xe buýt về nhà, tôi mới dần cảm nhận được thành quả mà hôm nay mình đã làm được. Tôi cảm nhận sâu sắc “không bao giờ là quá muộn” dù về còn phải gỡ băng, viết bài.
Yêu thương quá những con người bên tôi trong suốt thời gian vừa qua mà không hề trách một con bé lông bông như tôi. Còn một người nữa, đã thức cùng tôi trong thời gian ít ỏi còn lại để hoàn thành bài viết, cậu Trí, người cậu dễ thương và là một trong những người cậu thương tôi nhất. Nếu đây là phần cảm ơn trong những đề tài nghiên cứu quy mô thì chắc là phải dành cho tôi cả chục trang để cảm ơn hết những người bị mình “lôi” vào đề tài này. Tôi chỉ tập trung vào làm bài, còn hơn 30 trang biên bản gỡ băng là do cậu Trí đánh máy dùm hết. Từ sáng 30 tới khuya, rồi từ sáng 31 đến 12 giờ, cậu ngồi suốt với tôi để đánh máy vì chữ viết khó đọc, có mình ngồi đó còn “thông dịch”. Đúng ba giờ chiều thì toàn bộ bài viết đã hoàn thành sau khi anh Minh đọc và góp ý cho. Phải nói là tôi đã “sung sướng” hai ngày và một buổi để bù lại thời gian chênh vênh vừa qua. Tôi thấy thương mọi người vô cùng khi ngồi viết lại những dòng này. Tôi không hề xem lại những ý chính mà tôi đã ghi chú để viết nhật ký, mọi thứ còn rõ mồn một trong đầu tôi.
Ôi những kỷ niệm! Đến lúc này tôi đã biết, đương nhiên là cảm ơn cô H rất nhiều, nhờ cô, nhờ yêu cầu đầy “ám ảnh” của cô mà tôi có cơ hội cảm ơn nhiều người đến vậy. Và tôi sẽ còn cảm ơn những môn nào, những cô nào cho đề bài dạng như vầy. Sắp tới sẽ là môn Nhân học Giới và cuối kỳ Nhân học Đô thị. Tôi sẽ vất vả và rồi lại căng thẳng, chênh vênh chẳng hạn. Và dù không được hỗ trợ như lần này nhưng tôi vẫn đủ tự tin làm mọi thứ thành công, vì không có gì là quá trễ và không thể, nhất là điều này được củng cố mạnh mẽ sau đợt làm đề tài này. Một kỷ niệm quá tuyệt vời các “tình yêu” ơi!
Và, tuy không trở thành người nổi tiếng chốn Hồ Đá nhưng tôi sẽ quay lại làm đề tài đó để vượt qua bản thân. Hứa với chính mình và mọi người.
Mi Thiều
Các bài viết liên quan: