Ký ức của một người di cư năm 1954

0
878

BTKUXH – Câu chuyện hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với quý độc giả tại trang mạng baotang.kyucxahoi.com là của một người đàn ông ở Hố Nai. Ông đã có ký ức tuổi thơ gắn liền với cuộc di cư năm 1954. Hiện nay ông làm một công việc như “người chép sử” của cộng đồng một cách tự nguyện, với niềm say mê không mệt mỏi. Chúng tôi xin lại câu chuyện tự thuật của công để chia sẻ với mọi như là một chút tư liệu lịch sử sống về những người Công giáo di cư năm 1954 tại Hố Nai.

0 giờ ngày 20/7/1954: Hiệp định đình chiến được chính phủ Việt Nam và Pháp kí kết, chia đôi hai miền Nam Bắc. 13 giờ ngày 22/7/1954, đoàn người lũ lượt theo nhau, kẻ gồng gánh, người xách mang từ nhà xứ Lai Ổn sang Dục Linh. Sau ba cây số đường bộ, đoàn người ra bến đò An Thổ nghỉ lại đây một đêm. Ngày 23/4/1954, di chuyển bằng xe ra giáo xứ Xuân Sơn, Kiến An và nghỉ lại đây 25 ngày, chờ những người chưa kịp đi. Sau 25 ngày sang Hải Phòng tá túc lại một đêm ở trường học nhà dòng. Sáng hôm sau, dưới cơn mưa dầm, xe chở đoàn người ra bờ biển Đồ Sơn xuống tàu chuyển quân để ra ngoài khơi rồi lên tàu lớn loại 500 của Pháp. Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, khi đến Vũng Tàu đoàn người xuống cano để được đưa vào bến cảng Bình Đông (thuộc quận 8 ngày nay) và ở đây 20 ngày chờ đi định cư. Sau khi được nghỉ ngơi, dân xứ được đưa đến cây số 09 Hố Nai (khu vực xứ Thánh Tâm ngày nay). Sau bốn ngày đêm dân xứ phải trả đất để giáo phận dành xâyđền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nhà thương dòng thánh Gioan Thiên Chúa (còn gọi là bệnh viện di cư Hố Nai, nay là bệnh viện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai). Dân xứ lại chuyển đi cây số 10
(trích sổ chép tay của ông ĐĐK, Hố Nai, tháng 3, năm 2002)

Ly hương và tái lập làng

Tôi sinh ra tại làng Đồng Bằng, xã Đào Động, huyện Vĩnh Linh, nay là Thái Bình. Vào Nam năm 1954, tức là sáu tuổi theo bố mẹ di cư vào Nam, đầu tiên đưa về chợ Khánh Tân bây giờ. Bốn ngày sau nhường chỗ cho Giáo xứ Vĩnh Tân ở cây số 10. Bây giờ là giáo xứ Hoà Bình, phường Tân Hoà. Cha xứ lúc đó là Nguyễn Đức Hùng. Cha nắm dân ngoài Bắc vào phía bên trái đường. Cha Mai Đức Cận, Cẩn Quan và một số giáo dân khác vào Nam. Hai giáo xứ hai bên đường lúc đầu thành lập giáo xứ, giáo xứ nào cũng đòi xưng tên của mình, sau đó giáo quyền thấy dân số không đủ, giáo xứ nào cũng đòi lấy tên của mình ở ngoài Bắc để làm tên giáo xứ của mình. Tình trạng do nhiều dân của nhiều giáo xứ khác nhau, nhưng không có dân giáo xứ nào đủ tiêu chẩn để lấy tên cũ cả. Chính vì vậy, bề trên Giáo hội khuyến khích các giáo xứ nên lấy một cái tên mới để thành lập giáo xứ mới của mình. Hiện nay những tên cũ như Ngọc Đồng, Lai Ổn, Vĩnh Tân sau một thời gian thì đã được ổn định, các giáo xứ đã tạm thời có nề nếp sinh hoạt, lúc đó lần lượt các giáo xứ một, những giáo xứ có dân số đông thì cho lấy lại tên cũ, giáo xứ nào không đủ giáo họ thì vẫn giữ nguyên tên mới. Thậm chí ở đây những giáo xứ Lộ Đức trước đây là hai giáo xứ Lai Ổn và Tràng Quan hợp lại trong đó có những giáo dân khác đi theo. Lúc đó thì cha Lưu Đức Vũ và cả con được ba TÔMA, bà này người Pháp, gốc Việt buôn bán ở Việt Nam từ những năm 1946 ở ngoài Bắc. Nhờ quen biết đó bà giúp đỡ cha nhiều trước đây. Giờ bà sang Việt Nam gặp cha, bà kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, bà thưa chuyện với cha vì tình nghĩa nếu cha chọn tên mới, cha có thể lấy tên Lộ Đức, tại vì bà ở suối Lộ Đức ở bên Pháp. Cuối cùng thì hai cha cũng đồng ý lấy tên là Lộ Đức, bà giúp đỡ tôn, vật liệu làm nhà thờ. Vì vậy lấy tên giáo xứ Lộ Đức.
Trong thời gian đầu, ở ngoài đó giáo dân cũng đã chia khu vực ra từng họ. Có đường ngăn cách, đường giao thông ngăn cách giáo dân cũng đã làm nhà sinh sống định cư. Đi chặt cây làm được nhà thờ Lộ Đức. Hai năm sau cây cối cạn kiệt, đất đai ngoài đó trồng trỉa không được, vì thế nhất là bên giới Tràng Quan, Giáo xứ Lộ Đức, hỏa hoạn cháy cả nhà thờ và 2/3 nhà dân.

Không biết lý do gì mà cháy hết, cha Đức Trụ kêu gọi dân chúng đi về miền Tây và cha thuê xe cho giáo dân đi về vùng Rạch Giá, Kiên Giang sau khi cha hợp tác với giáo xứ, cha thành lập giáo xứ Tràng Giang, giờ cha chết rồi. Cha Đức Hùng xuống vùng Long Thành, Đồng Nai, cuối cùng cha xem xét. Lúc đó đường xá khó đi, ngài cũng tìm đến nơi ruộng đất rất rộng mà không có người ở.
Cha kêu gọi giáo dân nếu ở đây chúng ta không biết sống bằng cách gì và cha kêu gọi vào trong đó chia ruộng đất để cày cấy cùng cha. Đề nghị chính quyền cấp trên cung cấp nông cụ, trâu bò. Năm 1956, ngài mời giáo dân chia sẻ một nửa ở nhà làm lao động kiếm sống, một nửa đi vào khai hoang lập ấp. Khi vào đến trong này, dọc suốt cả bên kia các giáo xứ khác, người ta đã đến ở dọc suốt cả rồi, khoảng 1000 người ở, vì vậy còn mỗi quả đồi này nữa thôi. Phía chân đồi, giáo dân phía Đông Hải họ phá vỡ ra như thế này rồi.

Tranh nhau tên làng cũ

Giáo xứ Đông Hải trước đây có nhiều sắc dân lắm, nhưng do cha Tomas bảo hộ dắt họ vào và dân của nhiều giáo xứ khác đi theo chứ không phải dân của giáo xứ Đông Hải vào đến khi thành lập giáo xứ đó. Khu vực này xứ Đông Hải, nhưng mà ở ngoài Hố Nai cũng có giáo xứ Đông Hải nên ở trong này gọi là Giáo Xứ Đông Hải A. Sau khi được lệnh lấy tên giáo xứ khác thì họ chia nhau ra lấy Bắc Hải, Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải như bây giờ. Số giáo xứ đó nằm ở khu vực này. Nhưng sau này họ cũng lấy lại tên cũ ở ngoài Bắc. Đàm đạo với giáo xứ Đông Hải có thể được nguyên vẹn quả đồi này, khi vào đây thành lập giáo xứ Đông Hải A, khi mà giáo xứ Lộ Đức dân cũ của giáo xứ Đông Hải muốn ở đâu thì phải đàm đạo với giáo xứ Đông Hải có thể được nguyên vẹn quả đồi này phụ thuộc bên cạnh sinh sống. Cuối cùng thì hai cha Đỗ Đức Trụ và Lý Quang Phụng đàm đạo với nhau, cuối cùng giáo xứ bên kia định bù đắp cho họ 1000 ngàn đồng đây là suýt sao.

Trong khi đó hai bên hội ý tháng 4 năm 1957, cha Đỗ Đức Trụ mời giáo dân tham gia đo đạc chuyển vào hai bên chỗ này, lúc đó thành lập ấp Lộ Đức 2 và cũng là thuộc về giáo xứ Lộ Đức. Cứ ấp thuộc xứ nào thì tên gọi ấp theo xứ đó, đạo và đời là một mà. Sau khi ấp Lộ Đức 2 được thành lập, đất đai chia cho dân chúng xong bắt đầu dỡ nhà thờ ở Hố Nai vào trong này làm.

Ngày 27/3 cha, Đỗ Đức Trụ sau khi làm lễ trong này rồi thì về ngoài xứ tức là xứ Lộ Đức, trời mưa lem nhem thôi. Bà Toma từ Sài Gòn phái một đoàn người chở một xe tôn để mà đưa về trong này. Khi bà ấy đưa xe tôn về đến Hố Nai và mời cha lên cabin, vì cha là linh mục nên không thể ngồi chung với phụ nữ trên xe, và cha leo lên mui, xe đó không có mui nhưng chở đầy tôn và xi măng. Khi xe đi đến dốc cao và dốc, con xe trượt tôn và ximăng trượt xuống và đè chết cha.

Mối quan hệ giữa hai bên dân Lai Ổn vào đây ở rồi thì qua sự liên hệ lúc ban đầu để mà có được đất đai, mà ở riêng thì các chức sắc ở hai bên có dịp gặp gỡ và trao đổi và họ đã qua lại với nhau, cho nên trở thành những người anh em bạn mới thì ngay từ lúc đầu không xảy ra tranh chấp mà cuối cùng ….

Bơ vơ và hỗn lọan

Năm 1957, cha Đỗ Đức Trụ qua đời. Ngay sau đó, các giáo dân Lai Ổn bị sốc nặng quá. Người đầu tàu mất rồi như gà con mất mẹ thế là nháo nhác, thế là một số trở lại nhà cũ, một số lưỡng lự ở lại vì ruộng đất đã chia rồi, đã khai hoang rồi. Thế cho nên thời gian đó họ khủng hoảng tinh thần nhất. Sau khi cha chết đi rồi, cha Giusse Đỗ Đức Trụ làm trưởng trại nhờ cha Lý Quang Phụng quản lý bên Lai Ổn, không được bao lâu năm 1958 cha Lý Quang Phụng bỏ đi, đi đâu không biết. Vì dân ở đây có cơ ngơi lớn lập tức nói với cha Giusse Nguyễn Đức Thuận ở ngoài giáo xứ Lộ Đức, cha này là thầy dạy cha Nguyễn Đức Hùng, ngài cũng thương dân của của ngài. Trước đây ngoài Bắc ngài đã từng coi nhiều năm, ngài đã vâng lời cha này và vào. Mặc dù đã già cả rồi, ngài vẫn chịu trách nhiệm toàn bộ dân miền Bắc bởi vì không còn cha nào nữa cả, cha Nguyễn Duy Nhật cũng bỏ đi rồi, cha Giusse Nguyễn Văn Ngự cũng bỏ đi, cha Lý Quang Phụng cũng bỏ đi rồi. Cho nên ngài phải kiêm nhiệm hết, lúc này có thêm cha Giusse Trần Quang Vũ. Vậy là có hai cha, hai cha mà lo tất cả các giáo dân. Rồi đến năm 1963 ngài xin phép đức cha thành lập giáo xứ Đồng Đẳng, còn giáo xứ Đồng Thuận là toàn bộ luôn là bắt đầu từ năm 1963 và ngài có đúc một quả chuông mà bây giờ vẫn còn trong giáo xứ Đồng Thuận, lúc đó giáo xứ Đồng Thuận là một. Lúc đó thì chính quyền cũng gom dân lập ấp. Vì thế, những dân trong kia, Trung Đồng, Thái Bình, kể cả dân thổ đều gom về phía bên này, còn bên này là dân Lai Ổn. Sau một thời gian cha cũng bệnh rồi yếu rồi đến năm 1967 cha xin bên trên cho thay thế và được người khác thay thế và cha được phái đi nơi khác. Cha xuất hết số tiền của ngài để lại xây nhà thờ sau gần một năm về …
Khi mà các cụ đã liên hệ được với nhau từ lúc ban đầu, hai bên tốt đẹp cho nên là đã chọn chung khu vực đó của giáo xứ Đức Hải này để làm nghĩa trang của giáo xứ hai bên cùng chôn cất người chết về trong đó. Nhưng mà đến năm 1968, hai ông Trưởng ấp bàn bạc với nhau là ủi cho bằng mặt lại để dẫn trâu bò. Nhưng mà ông trưởng ấp Đông Hải 2 ông cho người ra đóng cọc xung quanh lại và nhận của riêng mình. Từ đó xảy ra xung đột giữa giáo dân hai bên nhưng mà ít ngày sau tranh chấp hai bên đưa vũ khí ra để mà chuẩn bị đối đầu với nhau nhưng mà do cha xứ là cha chung, cha kêu gọi mọi người bình tĩnh cương quyết không nên có hành động quá khích.

Hồi đó chưa chém nhau nhưng đưa vũ khí ra mục đích để bảo vệ cái của riêng mình. Nhờ có cha xứ ở giữa nên chưa xảy ra chuyện gì. Trong thời gian tranh chấp có một cậu thanh niên chết, khi bên này đưa ra chôn, bên kia đem lực lượng ra không cho chôn. Bên này báo cáo lên chính quyền cấp trên. Cuối cùng ông Phó tỉnh trưởng Biên Hòa lúc đó ông giải quyết. Phía bên Đông Hải A trả lại cho bên Lộ Đức 2 số tiền là tám ngàn đồng, cuối cùng cho chôn cậu thanh niên ấy.

Sau vụ tranh chấp đó trở lại ổn định. Đông Hải thì lấy lại nghĩa trang. Trong đó, Lộ Đức thì có ông Nguyễn Văn Chủng cũng là giáo xứ mà họ phụ trách khu vực nghĩa trang cùng thời gian năm 1969, người chết hai bên đều chôn cả vào đây. Năm 1970 cha thành lập nghĩa trang mới bây giờ lúc đó chính thức là nghĩa trang mới.

Hồ Nguyên Đức ghi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.