Một thoáng Hà Nội – Kỳ cuối

0
725

Hà Nội xa hoa

Một tuần ở Melia tôi chứng kiến và kinh ngạc về sự xa hoa của dân Hà Nội. Đó là nơi người ta đón tiếp các VIP, kể cả nguyên thủ quốc gia. Sáng nào đi ăn sáng tôi cũng gặp các quan lớn nước ngoài, có những người mà tôi đoán chắc là sĩ quan Mĩ đeo lon tá tướng đang bàn chuyện gì đó có vẻ vui lắm. Cũng có khi ngồi gần bàn của vài giáo sư Mĩ đang bàn về lớp học ở Đại học Quốc gia, mà tôi loáng thoáng nghe là họ khen sinh viên Việt Nam giỏi, nhưng họ chê thầy cô lười biếng! Cứ vài ngày khách sạn đón VIP là các quan chức Việt Nam lại lăn xăn chuẩn bị thảm để đón khách. Nhìn thấy cách họ làm tôi vừa buồn cười, vừa ngạc nhiên. Buồn cười vì cách họ làm cứ như là việc gì quan trọng trong đời lắm vậy. Ngạc nhiên là vì ở Úc tôi thấy người ta đón Thủ tướng cũng đơn giản lắm, chẳng có thảm đỏ, cũng chẳng có ai đứng thành hàng để bắt tay hay chào đón cả. Kể ra thì kiểu hiếu khách của Việt Nam cũng khác người.
Một tuần ở Melia tôi chứng kiến và kinh ngạc về sự xa hoa của dân Hà Nội” 
(ảnh minh họa) – Nguồn: Internet
 
Melia cũng là nơi các đám cưới sang trọng được tổ chức. Chỉ một thời gian ngắn mà tôi có dịp chứng kiến bốn đám cưới tại đây. Nam thanh nữ tú xuất hiện đầy ở đại sảnh khách sạn. Cái gì cũng có vẻ đắt tiền trong những đám cưới này. Quần áo, vật trang sức, kể cả nước hoa cũng đều thuộc loại thượng đẳng. Tôi thấy một khách mời đám cưới đi cùng bạn trai cô ta vào tiệm bán điện thoại trong khách sạn, và họ thản nhiên tiêu ra 8000 USD cho một cái điện thoại hiệu Vertu (hay gì đó)!  Có một đám cưới mà khách mời đi bằng ba chiếc xe hơi hiệu Lamborghini và Ferrari!
 
Tuy nhiên, cái xa hoa của những người khách vẫn không dấu được cái chất quê ở họ. Dù với những bộ quần áo, vật trang sức và xe hơi đắt tiền, nhưng cốt cách của họ vẫn là người quê. Từ những thái độ kẻ cả, cách ăn nói hống hách, cái nhìn khinh bỉ người thấp hèn, đến dáng đi đều cho thấy cái chất quê của họ. Tất cả những cái đắt tiền được trang bị phía ngoài hình như chỉ để phô trương, để học làm trưởng giả, chứ không đủ che kín được bản chất nhà quê. Tôi từng chứng kiến một chị mặc đồ đầm rất sang trọng với cái ví Louis Vuitton mà lại ngồi chồm hổm để buộc đôi giày đang bị sứt! Tôi cũng từng thấy một anh chàng lái xe Ferrari mà nói với người phục vụ khách sạn bằng ngôn ngữ mày tao y như phong cách của kẻ giang hồ.
 
Một tuần ở Melia tôi chứng kiến và kinh ngạc về sự xa hoa của dân Hà Nội. Đó là nơi người ta đón tiếp các VIP, kể cả nguyên thủ quốc gia. Sáng nào đi ăn sáng tôi cũng gặp các quan lớn nước ngoài, có những người mà tôi đoán chắc là sĩ quan Mĩ đeo lon tá tướng đang bàn chuyện gì đó có vẻ vui lắm. Cũng có khi ngồi gần bàn của vài giáo sư Mĩ đang bàn về lớp học ở Đại học Quốc gia, mà tôi loáng thoáng nghe là họ khen sinh viên Việt Nam giỏi, nhưng họ chê thầy cô lười biếng! Cứ vài ngày khách sạn đón VIP là các quan chức Việt Nam lại lăn xăn chuẩn bị thảm để đón khách. Nhìn thấy cách họ làm tôi vừa buồn cười, vừa ngạc nhiên. Buồn cười vì cách họ làm cứ như là việc gì quan trọng trong đời lắm vậy. Ngạc nhiên là vì ở Úc tôi thấy người ta đón Thủ tướng cũng đơn giản lắm, chẳng có thảm đỏ, cũng chẳng có ai đứng thành hàng để bắt tay hay chào đón cả. Kể ra thì kiểu hiếu khách của Việt Nam cũng khác người.
 
Melia cũng là nơi các đám cưới sang trọng được tổ chức. Chỉ một thời gian ngắn mà tôi có dịp chứng kiến bốn đám cưới tại đây. Nam thanh nữ tú xuất hiện đầy ở đại sảnh khách sạn. Cái gì cũng có vẻ đắt tiền trong những đám cưới này. Quần áo, vật trang sức, kể cả nước hoa cũng đều thuộc loại thượng đẳng. Tôi thấy một khách mời đám cưới đi cùng bạn trai cô ta vào tiệm bán điện thoại trong khách sạn, và họ thản nhiên tiêu ra 8000 USD cho một cái điện thoại hiệu Vertu (hay gì đó)!  Có một đám cưới mà khách mời đi bằng ba chiếc xe hơi hiệu Lamborghini và Ferrari!
 
Tuy nhiên, cái xa hoa của những người khách vẫn không dấu được cái chất quê ở họ. Dù với những bộ quần áo, vật trang sức và xe hơi đắt tiền, nhưng cốt cách của họ vẫn là người quê. Từ những thái độ kẻ cả, cách ăn nói hống hách, cái nhìn khinh bỉ người thấp hèn, đến dáng đi đều cho thấy cái chất quê của họ. Tất cả những cái đắt tiền được trang bị phía ngoài hình như chỉ để phô trương, để học làm trưởng giả, chứ không đủ che kín được bản chất nhà quê. Tôi từng chứng kiến một chị mặc đồ đầm rất sang trọng với cái ví Louis Vuitton mà lại ngồi chồm hổm để buộc đôi giày đang bị sứt! Tôi cũng từng thấy một anh chàng lái xe Ferrari mà nói với người phục vụ khách sạn bằng ngôn ngữ mày tao y như phong cách của kẻ giang hồ.
 
Khách sạn sang trọng cũng là nơi người ta tung tiền mua rượu đắt tiền. Mấy hôm ở Melia, tôi làm quen với người quản lí nhà hàng, và nghe chuyện người ta tiêu tiền mà kinh. Anh kể rằng tuần nào anh cũng bán được những chai rượu giá tối thiểu 4000 USD. Một hôm, tôi đi ăn tối với các anh trong Viện Dinh dưỡng ở một khách sạn bốn sao. Anh quản lí ở đó cũng nói rằng chuyện các đại gia tiêu hàng chục ngàn USD cho một chai rượu là chuyện bình thường.


Nguyễn Văn Tuấn

Các bài liên quan:
Một thoáng Hà Nội – Kỳ 1
Một thoáng Hà Nội – Kỳ 2

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.