Tết Trung Thu sau ngày Độc Lập năm 1945 ra sao? (kỳ 1)

0
1155
Nhà văn Mỹ Lady Borton kể lại chuyện chị gặp gỡ những nhân chứng của sự kiện này.
Trong nhiều năm, tôi đã không đã không thể hiểu nổi. Tôi đã từng nghe bạn bè Việt Nam tại Việt Nam tại Hà Nội kể về thời kì Pháp chiếm thủ đô từ năm 1947 đến năm 1954. Những người này đã tham gia cuộc kháng chiến của sinh viên, trong khi bố mẹ họ- nhiều người làm cho phía Pháp-không hề hay biết. Tuổi còn trẻ, nhưng một số người đã bị bắt bỏ tù và tra vấn.
Tôi băn khoăn tự hỏi không hiểu điều gì khiến những người bạn Việt Nam này trở thành những nhà dân tộc chủ nghĩa đầy cống hiến như vậy, mặc dù họ là những thanh niên được ưu ái dưới chính quyền thực dân Pháp?
Thế rồi một buổi tối, tôi đã được nghe một câu chuyện và dường như đã tìm ra lời giải đáp.
Tôi và hai người bạn người Hà Nội ngồi trong phòng khách một ngôi chùa trên phố Khâm Thiên. Thu và Mạnh đều đã ngoài 60. Hoàng hôn buông xuống, và chúng tôi nhấp trà hoa cúc. Tôi đề nghị họ kể tết trung thu hồi họ còn trẻ.
“Tết trung thu tuyệt vời nhất là vào năm 1945”. Thu mở đầu câu chuyện. “Hai tuần trước chúng tôi có bản Tuyên ngôn Độc lập. Cụ Hồ Chí Minh và lãnh đạo chính phủ lâm thời đã quyết định tổ chức tết trung thu, mặc dù lúc đó nạn đói đang hoành hành và Chính phủ mới chịu rất nhiều áp lực khác”.
“Tin này lan rông”-Thu kể tiếp-và thanh niên lứa tuổi 15-25 được yêu cầu đưa hết trẻ em trong thành phố tới gặp Bác Hồ để nghe Bác nói chuyện từ bậc thềm của Bắc bộ Phủ, nay là nhà khách chính phủ đối diện khách sạn Sofitel Metropole”.
 
“Tất cả chúng tôi đều đi”-Mạnh nói. “Thứ nhất vì kể cả những đứa trẻ nghèo nhất cũng được chia bánh trung thu. Hơn nữa, người lớn không được đến, chỉ có trẻ em”.
 
“Bác nói rằng chúng tôi là những công dân nhỏ tuổi của một đất nước độc lập!”
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
“Xã hội chúng tôi vốn là một xã hội Nho giáo”-Thu tiếp lời. “Phụ nữ không có quyền gì. Trẻ em gái lại càng không. Khi Bác Hồ nói chuyện với chúng tôi, tôi mới mười tuổi. Đó là lần đầu tiên trong đời một người lớn nói chuyện với tôi  như một người thực thụ”.


Tôi đang nhấp dở chén trà. Tôi dừng lại, hít một hơi tận hưởng cái hương vị thơm nồng của trà hoa cúc, chiếc chén vẫn trong không trung. Tôi cố gắng hình dung xem thái độ của Hồ Chí Minh đã tạo ảnh hưởng đối với một thế hệ em gái tới đâu.
Mạnh giơ hai nắm đấm lên trời như một nhà điền kinh đăng quang. “Cụ Hồ nói rằng chúng tôi không còn là nô lệ nữa!”
“Bác nói rằng chúng tôi là những công dân nhỏ tuổi của một đất nước độc lập!”. Thu thêm vào.
Cả Thu và Mạnh cùng cười khúc khích như thể họ đang được sống lại những ngày lên mười và mười ba tươi vui.
“Chưa bao giờ chúng tôi thấy cảnh gì đẹp hơn đêm đó.” Mạnh nói.
(Còn tiếp)

(Trích Song ngữ Anh-Việt: Tết Trung Thu)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.