Lịch sử qua lời kể: Ký ức chiến tranh trong nhận thức của học sinh

0
1103

BTKUXH: Nghiên cứu lời kể là dạng nghiên cứu đặt trọng tâm nghiên cứu thông qua tường thuật, tức là bắt đầu với các trải nghiệm, được bộc lộ trong những câu chuyện mà các cá nhân đã từng sống qua và được họ kể lại.
Người làm nghiên cứu lời kể sẽ cố gắng tạo dựng các sự kiện trong quá khứ sao cho càng hoàn thiện và chính xác càng tốt. Tuy vậy, nghiên cứu những sự kiện trong quá khứ cũng giống như công việc của các nhà khảo cổ học. Người ta phải “khai quật” những dữ liệu lịch sử vốn đã bị những bức màn thời gian che khuất.
Vì vậy, những thông tin từ nghiên cứu lời kể thường không đầy đủ và có nhiều sai lệch do nhiều biến động xã hội. Nhưng điều quan trọng hơn hết trong nghiên cứu lời kể, là người ta không chỉ đi truy nguyên về sự thật lịch sử, mà còn lý giải vì sao điều đó xảy ra.

nghiên cứu những sự kiện trong quá khứ cũng giống như công việc của các nhà khảo cổ học. Người ta phải “khai quật” những dữ liệu lịch sử vốn đã bị những bức màn thời gian che khuất.

Ở khía cạnh nào đó, tường thuật được hiểu như là một tài liệu bằng văn bản hoặc được kể lại bằng lời nói về một (hoặc một chuỗi) sự kiện liên kết với nhau theo thứ tự thời gian hoặc theo các giai đoạn của đời sống [life course stages].
Các nghiên cứu lời kể có thể bắt đầu bằng tư liệu vật chất (hình ảnh, vật dụng cá nhân.v.v.) để gợi mở các thông tin bằng ký ức của người trả lời. Nghiên cứu lời kể có các dạng thức như: Nghiên cứu tiểu sử cá nhân [biographical study], Tự truyện [autobiography], Lịch sử đời sống [life history], Lịch sử qua lời kể [oral history].
Bởi ai cũng có những câu chuyện để kể. Các nhà nghiên cứu lịch sử qua lời kể là những người lắng nghe câu chuyện của tất cả mọi người chứ không chỉ riêng những người nổi tiếng. Vì để tìm hiểu quan điểm về một sự kiện lịch sử thì ký ức của những người bình dân cũng quan trọng không kém những người có danh tiếng.
Nếu chúng ta không thu thập thì một ngày nào đó chúng sẽ biến mất mãi mãi và người ta sẽ vĩnh viễn không hiểu được vấn đề đó một cách toàn diện. Lâu nay, môn lịch sử chỉ được biết đến là môn học thuộc lòng chứ không làm bài tập, không giúp cho học sinh trí tưởng tượng để nhận thức các sự kiện lịch sử với những tầng ý nghĩa của lịch sử.
Tuy nhiên, chúng tôi rất hân hạnh được biết có một giáo viên cấp ba dạy môn lịch đã ứng dụng phương pháp lịch sử vào việc học của học sinh và đã mang lại hiệu ứng tích cực .
Sau đây Bảo tàng ký ức xã hội xin trân trọng giới thiệu một câu chuyện về ký ức chiến tranh do một học sinh lớp 12 ghi lại lời kể của bà ngoại của mình.
>>> Ký ức thời chiến: “chiến tranh đặc biệt” tại Sông Bé (phần I)
>>> Ký ức thời chiến: “chiến tranh đặc biệt” tại Sông Bé (phần II)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.