Hiểu biết về giới tính của nam thanh niên một ấp vùng sâu (kỳ 2)

0
863

BTKUXH – Sự thiếu hiểu biết và hiểu lệch lạc về vấn đề giới tính của những thanh niên trẻ, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa là một điều đáng lo ngại hiện nay. Điều này đã được thể hiện qua những ghi chép điền dã về những cuộc nói chuyện với nam thanh niên ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai của bạn Khai Tâm – sinh viên lớp NH07 khoa Nhân học – ĐH. KHXH&NV TP.HCM.  Sau đây là những ghi chép mà bạn Khai Tâm gửi về cho Bảo tàng Ký ức Xã hội.

Kỳ 1: Tìm hiểu địa bàn nghiên cứu

Kỳ 2: Vấn đề giáo dục tại địa phương

Điều mà cá nhân tôi đặc biệt quan tâm là tình hình giáo dục tại đại phương.. Trẻ em đến trường cấp 1 và cấp 2 là 188, 1 em cấp 3 và 10 em trung cấp nghề và cao đẳng. Ở đây chỉ có một cơ sở dạy cấp 1 với cơ sở vật chất kém, chỉ gồm 2 phòng học Trẻ em muốn học lên cấp 2, cấp 3 phải đi ra thị trấn Vĩnh An cách đó 15 km. Nếu có đi xe đưa rước là mỗi ngày 15 ngàn đồng. Còn không thì các em sẽ ở nội trú tại trường. Đó là một trong nhiều lý do khiến trẻ em mù chữ và bỏ học giữa chừng, và tỉ lệ này ở đây cực kì cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc kém hiểu biết về giới tính của các thanh thiếu niên và thanh niên tại địa phương.

Những hiểu biết lờ mờ về giới tính

Một cú sốc văn hóa. Thực sự là như thế. Tôi tham gia chuyến đi này không phải với tư cách là một người nghiên cứu nên trong những ngày đầu tiên tôi chưa hề có ý định tìm hiểu về vấn đề này. Nhưng những buổi vui chơi cùng các trẻ em và thanh niên trong làng, cộng với những thắc mắc, gợi ý của các sinh viên trong đoàn đã thôi thúc tôi tìm hiểu vấn đề này.

Khó khăn đầu tiên mà tôi gặp phải trong vấn đề nghiên cứu tại đây là cách sử dụng các thuật ngữ. Khi tôi hỏi đến các từ ngữ như dương vật, giao hợp, tinh hoàn,… các em đều ngơ ngác lắc đầu không biết gì. Tôi phải sử dụng biện pháp “chỉ trỏ” và “mô tả” để sau đó nhận được tiếng “à, thì ra là …”. Khó khăn từ đó vẫn chưa hết, sau khi tôi tiếp thu được các từ ngữ mới từ các em thì tôi lại không dám sử dụng các từ ngữ ấy cho các câu hỏi phỏng vấn tiếp theo. Tôi phải tiếp tục dò hỏi các em có các từ ngữ nào nhẹ hơn để tôi và các em có thể thoải mái nói chuyện được không? Qua lần phỏng vấn đầu tiên ấy, tôi đã có một vốn từ vựng khá vững chắc để giao tiếp với các em về vấn đề giới tính. Sử dụng chính ngôn ngữ của các em.

Hiểu biết về giới tính của các em đều mang tính nửa vời nếu không muốn nói là phi khoa học. Đáng lo hơn là các em đều mù tịt và hiểu sai về các vấn đề liên quan đến HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hiểu biết về cơ thể mình và so sánh với các bạn khác, xem phim sẽ là những cách học hỏi và hiểu biết của các em.

Tôi thật sự giật mình khi nghe một quan điểm về vấn đề quan hệ tình dục:

“Khi máu dê nó lên thì mình nên kiếm gái để cho nó ra, không thì khó chịu lắm mình còn trẻ chơi nhiều chút đi, đến khi 30 – 40 bỏ cữ. Khi đó lo làm ăn giàu nghèo” hay “có gì đâu mà nguy hiểm, nó đã thấy bà lấy đâu mà nguy hiểm, tê hết cả mình” (S.20t).

Càng đáng khủng khiếp hơn khi các em cho rằng:

“Sida dễ nhận biết lắm, tụi nó ban đầu mập về sau ốm. Còn lúc chơi đĩ thì mình bấm vào ngón tay nó. Nếu nó mà đau điếng, rồi chỗ móng tay nó hồng lên là không sao cả. Mấy đứa Sida máu dồn hết trơn nên nó không bị đau và máu trắng. Giống như mình nè, khỏe mạnh thì ai bấm vào đó thì đau điếng lên, còn mấy đứa Sida nó không biết đau nên mình không phải lo nữa.” (S.20t)

Các kiến thức về giới tính trên đều do các em tự tìm hiểu thông qua phim đĩa sex và sự chỉ bảo của các người lớn. Môi trường xã hội nơi đây cũng có tác động đến sự tiếp xúc quá sớm của các em với các vấn đề tình dục.Việc tiếp xúc và hiểu biết về giới tính của các em đều rất sớm và bừa bãi.

“Em xem phim sex lần đầu tiên 2 tuần trước. Thằng T (17t), thằng B (16t) xem phim trong điện thoại, em đi ngang thấy thì tụi nó rủ em xem” (S.15t)

“Em xem phim sex hôm gần một tháng rồi. Lúc đó anh hai em đang xem trong phòng, rồi em thấy, em ngồi xem cùng luôn” (A.12t)

(…)

Những vấn đề giới tính và tình dục tràn ngập môi trường xung quanh các em.

Sự liên hệ và trao đổi về giới tính và tình dụcở đây tương đối cởi mở.

“Các anh lớn hay nói chuyện với nhau nên em nghe được nên biết, một số anh cũng rủ em đi chơi đĩ nhưng em không dám đi” ( V.18t).

“Kiến thức về mấy cái đó (Sida) là do ông bác sĩ ổng nói . Ổng là bác sĩ, ông cũng đi chơi gái nên ông nói cho mình biết. Ổng là bác sĩ thì ổng mới biết chứ, còn mình không có học thì đâu có biết”. ( S.20t).

Các em biết rất rõ các vấn đề về “cái ấy” của nhau. Khi tôi đề cập các vấn đề về các biểu hiện dậy thì của cơ thể thì các em cũng biết rõ đứa nào như thế nào.

(…)

Sự thoải mái trao đổi như trên đây sẽ rất có ích khi các em truyền tai cho nhau những kiến thức đúng đắn và bổ ích. Nhưng sự sai lầm và mù tịt chỉ dẫn nhau rồi cuối cùng tất cả đều sai lầm hơn nữa.

(còn tiếp)

Khai Tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.