BTKUXH _ Rằm tháng Bảy, thời điểm “gửi quà” cho người cõi âm lại nhộn nhịp. Các cửa hàng hàng mã, chỗ nào cũng tràn ngập đồ hàng mã từ truyền thống như váy áo tứ thân, cơi trầu, nón lá, hài, xe ngựa kéo cho đến những phương tiện hiện đại như xe SH, Dylan, ôtô BMW, Lexus, laptop, netbook thậm chí cả những điện thoại di động đời mới nhất như iPhone 3GS, iPhone 4…
BTKUXH xin lưu lại những ảnh hàng mã năm 2010 như là một lát cắt lịch sử vào mùa Vu Lan 2010.
Phúc Am, Duyên Trường và Văn Hội thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) là 3 làng có truyền thống làm vàng mã từ hàng chục năm nay. Cứ vào mỗi dịp rằm tháng 7, Tết Nguyên đán… người dân trong làng lại mướt mồ hôi cũng không đáp ứng đủ những đơn đặt hàng. Chùm ảnh của TS:
Vu lan là mùa tất bật nhất trong năm đối với những người sản xuất vàng mã tại 3 làng Phúc Am, Duyên Trường, Văn Hội
Tại đây thường sản xuất đồ phục vụ hầu đồng, cúng tế. Các đồ vật làm bằng giấy và khung tre như voi, ngựa, người sơn trang, hình nhân, vàng và các vị tướng.
Ngày lễ báo hiếu cha mẹ cũng là ngày xá tội vong nhân nên có khá nhiều đồ vàng mã, đặc biệt như hoả ngục, tháp bút, nhà tổ…
“Đội quân vàng mã” đang chờ được mang đến dùng ở các nghi lễ cúng tế
Hầu hết người dân trong làng đều làm được vàng mã, mỗi người mỗi nhà lại có công việc chuyên biệt riêng, như cụ Nguyễn Văn Long (82 tuổi) chỉ đan khung xương
Trẻ con trong làng, ngoài giờ học được hướng dẫn giúp việc từ rất sớm
“Với công việc này tôi nuôi sống cả nhà”
Mỗi chiếc khung xương ngựa loại nhỏ được người dán thành phẩm mua với giá 30 nghìn và loại to là 80 nghìn. Công việc trang trí còn lại chỉ mất trong khoảng 1 ngày
Trong làng Văn Hội cũng đã có một vài hộ đầu tư mua máy móc, giúp sản xuất vàng mã nhanh chóng tiện lợi hơn
Có những người buôn đến tận nơi lấy hàng
Nhưng cũng có những đợt người dân phải tự chuyên chở bằng xe đạp
Những đồ có kích thước lớn phải chở bằng xe tải
Việt Báo (Theo_VietNamNet)