Làng nào ở miền bắc Việt Nam có nghề nặn tò hè từ 300 năm nay?

0
1095
Làng Xuân La ở huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, vốn nổi tiếng  về nghề nặn tò he tinh tế từ bột gạo tô màu. Ngày nay, món đồ chơi đơn giản này vẫn mua vui cho con trẻ vào mùa trung thu. Tuy nhiên, chẳng mấy ai biết rằng nghề nặn tò hè của làng đã có lịch sử 300 năm. Rất tiếc là sách gia phả của làng đã bị cháy hồi kháng chiến chống Pháp, vì vậy con cháu trong làng không biết được ông tổ nghề những con tò hè tiếng của họ là ai.
Điều đầu tiên mỗi người Xuân La phải tâm niệm là bài học đối nhân xử thế.
 “Mình có gì quý thì người mới đến với mình” các nghệ nhân thường nói vậy.
(Ảnh minh họa-Nguồn: Internet)
Người nặn tò hè không truyền nghề cho đàn bà, con gái vì sợ họ sau khi đi lấy chống sẽ làm lộ nghề của làng.
Theo một nghệ nhân cao tuổi ở làng Xuân La, bí quyết nặn tò hè thành công nằm ở khâu làm bột gạo. Gạo xay mịn như bột, sau đó cho nước vào nhào thật nhuyễn cho đến khi bột quyện dính vào với nhau. Thả cục bột vào nồi nước, để sôi độ một giờ đồng hồ, khi cục bột nổi, chìm, rồi lại nổi thì vớt ra. Sau đó, nghệ nhân nhuộm bột thành bảy màu: trắng, đen, xanh, tím, hồng, đỏ. Điều kỳ diệu của bột nặn tò hè là khi vê bảy màu bột vào với nhau không bị nhòe, không lẫn vào nhau, màu nào vẫn ra màu ấy.
Bao nhiêu thế hệ các em nhỏ Việt Nam đã từng sướng mê đi khi mẹ đi chợ về mang theo một con tò he. Sau khi chơi chán, trẻ còn có thể ăn tò he. Người Xuân La khi nặn con tò he đầu tiên trong đời đều học được cách chiều khách hàng, đặc biệt là chiều các em nhỏ. Điều đầu tiên mỗi người Xuân La phải tâm niệm là bài học đối nhân xử thế. “Mình có gì quý thì người mới đến với mình” các nghệ nhân thường nói vậy.
Nghề làm tò he không nhiều lãi. Nguyên liệu như bột gạo, que tre, phẩm màu ở quê đều sẵn và không tốn mấy. Người nặn tò he chỉ lấy công làm lãi. Ở quê một con tò he bán chỉ được năm trăm, một nghìn đồng. Ở chốn thành thị thì hơn, một con khoảng hai, ba nghìn đồng nhưng phải đi xa.
Khách hàng cứ việc yêu cầu, rồi ngồi xem nghệ nhân nặn tò hè, thỏa mãn yêu cầu trong vòng vài phút. Tò he có thể mang hình một người, một vị tướng nổi tiếng, một nhân vật trong truyện dân gian, một con vật hoặc một bông hoa. Người nặn tò he thuộc nằm lòng đặc điểm của từng nhân vật. Họ là những chuyên gia trong việc véo đủ số bột cần thiết cho mỗi bộ phận của con tò he, cứ như những kĩ thuật đó đã ăn sâu vào máu thịt họ từ thưở lọt lòng.
Cụ Đặng Văn Tố, năm nay 82 tuổi, là nghệ nhân nặn tò hè cao tuỗi nhất làng nghề Xuân La. Cụ tự hào kể về thân thế và sự nghiệp của mình. Gia đình cụ nặn tò he đã mười đời. Bản thân cụ học nghề từ năm lên sáu và nay nổi tiếng khắp cả nước. Bộ Văn hóa-Thông tin thường mời cụ đi biểu diễn làm tò he trong nhiều lễ hội. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, cụ say mê với nghề và nặn còn dẻo tay lắm. Không có gì là cụ không nặn được, từ vua quan đến trang phục triều đình cầu kì tới những con rồng rắc rối. Cụ có thể nặn xong vua Quang Trung, người anh hùng dân tộc, trong vòng chưa đầy mười phút.
Cụ Tố cũng thích giảng giải cho trẻ nghe về ý nghĩa của tò he. Cụ dạy rằng nghề nặn tò he này lấy điều làm vui cho thiên hạ là chính chứ không phải là tiền. Chẳng hạn, khi nặn con chuột, cụ giảng rằng con chuột mõm nhõn đuôi dài, là giống  phá hoại mùa màng của nhà nông cần phải tiêu diệt. Lũ trẻ ngồi ngây ra đón lấy từng  lời của cụ, mắt không rời con tò hè đang dần dần thành hình trên tay cụ.
Ngày nay, đồ chơi nhựa, đồ chơi điện tử tràn ngập phố phường, làng quê. Cho dù tò he không thể cạnh tranh với những thứ đồ chơi này, người Xuân La vẫn cố gắng duy trì nghề truyền thống. Hiện ở Xuân La có khoảng 300 người làm tò he. Cụ Chu Văn Nghệ, cựu chiến binh 67 tuổi, vẫn tiếp tục nặn tò he.
Người Xuân La tự hào rằng ngày nay, người nặn tò he có mặt trên khắp cả đất nước, thậm chí cả ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan. Điều đó chứng tỏ rằng nghề này không mất. Con tò he tuy bé nhỏ, nhưng nó mang nặng tâm tình, danh dự của cái nghề đã gắn liền với người làng Xuân La từ bao đời nay.
                                 (Trích Song ngữ Anh-Việt: Tết Trung Thu)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.