Bảo tồn di sản Sài Gòn xưa và nay

0
1447

UBND TP.HCM đã ban hành chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị tại TP.HCM, trong đó có 1.227 biệt thự cũ (trước năm 1975) và trên 400 công trình ngoài biệt thự cần nghiên cứu bảo tồn.

Chợ Bình Tây, một trong những công trình được các chuyên gia đề xuất bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử /// Ảnh: Độc Lập


Chợ Bình Tây, một trong những công trình được các chuyên gia đề xuất bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử

Mặc dù vậy các công trình cổ vẫn từ từ “đội nón ra đi”, trong đó có thương xá Tax (Q.1) là một điển hình.

TP.HCM có nhiều di sản cần được bảo tồn

Trong một cuộc hội thảo gần đây do Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM tổ chức mà chúng tôi có dịp tham dự, khi đó nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến cho biết hiện TP.HCM có nhiều công trình mang tính biểu tượng di sản cần phải bảo tồn. Điển hình như khu vực từ ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Tôn Đức Thắng đến cột cờ Thủ Ngữ là một đoạn đường rất giàu về tài nguyên lịch sử, tài nguyên về du lịch. Đây là khu vực thể hiện lịch sử TP sông nước của Sài Gòn xưa, cần phải “ra tay” bảo tồn đầu tiên tại TP.HCM. Kế đến là khu chợ Bến Thành và tòa nhà hỏa xa (trụ sở của Tổng công ty đường sắt hiện tại), hay nhiều khu phố xung quanh chợ Bến Thành như đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn còn nguyên hình thái kiến trúc bên ngoài lẫn bên trong. Khu vực này có nhiều nhà của nhà tư sản Hứa Bổn Hòa, có những thương hiệu nổi tiếng của Sài Gòn thời đó như bánh trung thu Đông Hưng Viên, tiệm vàng Kim Thành… Do đó, nên dùng một trong số các căn nhà thuộc sở hữu nhà nước ở khu vực này để trưng bày về lịch sử chợ Bến Thành hoặc tòa nhà bảo tàng của ngành đường sắt. Ngoài ra, Nhà dây thép của Sài Gòn (Bưu điện TP) và tòa nhà Ngân hàng Đông Dương (trụ sở Ngân hàng Nhà nước), nhà máy nước và nhà máy điện đầu tiên của Sài Gòn, các dinh thự trong khu trung tâm TP, Nhà hát TP, đường Catinat, lăng Ông Bà Chiểu, nhà thờ Đức Bà, Trường nghề Cao Thắng và Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chợ Bình Tây và Chợ Lớn… cũng cần được bảo tồn.Các chuyên gia cũng đề xuất bảo tồn cầu sắt Bình Lợi (Q.Bình Thạnh) vì đây là cầu xoay duy nhất của Việt Nam còn lại đến bây giờ. Khu vực Q.3 được ví như “Đặc khu di sản Sài Gòn xưa” bao gồm vườn ông Thượng, chợ Đũi và các khu biệt thự xây dựng trước năm 1955, không những có giá trị về cảnh quan kiến trúc mà còn gắn với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử… Đây là những công trình cần bảo tồn và phát huy vì nó mang ý nghĩa ở hai phương diện: văn hóa – tinh thần và lợi ích kinh tế cho người dân, du khách.

Câu chuyện trùng tu “báu vật quốc gia”

Căn biệt thự cổ 110 – 112 Võ Văn Tần (Q.3) có 3 mặt tiền là Võ Văn Tần, Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu gần 100 năm tuổi, trị giá 35 triệu USD mới đây đã được chủ nhân mới là Công ty Minerva thuê các chuyên gia nước ngoài trùng tu lại theo nguyên trạng. Trong đó kiến trúc sư (KTS) người Pháp là Nicolas Viste, được chỉ định làm trưởng nhóm nghiên cứu, trùng tu căn biệt thự từ năm 2016. Ông Nicolas Viste là chuyên gia nghiên cứu các dự án bảo tồn và văn hóa, đến Việt Nam từ 6 năm qua, bắt đầu bằng việc hợp tác với UNESCO trùng tu các ngôi đền thuộc thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam. Biệt thự cổ 110 – 112 Võ Văn Tần được ông Nicolas Viste ví von là “báu vật quốc gia” nhờ vào các thiết kế mô phỏng một cách đặc biệt về văn hóa Việt Nam là một biểu tượng của ngành xây dựng người Việt lúc bấy giờ. Nhìn từ bên ngoài cứ tưởng là biệt thự Pháp, nhưng thực ra yếu tố Việt Nam, nội dung Việt Nam trong tòa nhà này rất nhiều. Đó là sản phẩm của người Việt.Do đây không phải là công trình được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc Pháp nên để trùng tu căn biệt thự này, KTS Nicolas Viste đã phải nhờ đến các chuyên gia và người lớn tuổi tại Huế, Đức, Ý để nghiên cứu về nước sơn, tranh tường cũng như phương pháp sơn, vẽ được sử dụng tại căn biệt thự. Ngoài ra, một bậc thầy về đồ sắt người Pháp là ông Sebastian cũng được nhóm chuyên gia mời hỗ trợ về các họa tiết trang trí bằng sắt được sử dụng trong căn biệt thự. Các chuyên gia đã cùng nhau nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian gần 3 năm. Hiện công trình đang được gấp rút trùng tu và theo kế hoạch khoảng 3 năm sau công trình này sẽ hoàn thành.

Kiến tạo di sản mới

Cho đến nay, những tuyệt tác kiến trúc mang tính di sản tại Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, bưu điện trung tâm, chợ Bến Thành, UBND TP.HCM… vẫn còn nguyên giá trị mỹ thuật, văn hóa, lịch sử. Trước những “tượng đài” sừng sững đã in sâu vào đời sống người dân như thế thì việc kiến tạo nên những di sản mới là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người KTS phải chắt lọc những giá trị kinh điển kết hợp hài hòa cùng những yếu tố hiện đại. Ngoài ra, chi phí xây dựng cũng là một rào cản lớn.Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO Phuc Khang Corp., cho biết doanh nghiệp đang phát triển Rome by Diamond Lotus – một dự án lớn mang đậm tính di sản ở Thủ Thiêm. Theo ước tính, giá thành xây dựng Rome cao hơn các công trình thông thường từ 15 – 20%. Tuy nhiên, bà Mẫu khẳng định không có cái giá nào xứng đáng để mua được giá trị vô hình của những tinh hoa kiến trúc di sản.Với ý tưởng tôn vinh những giá trị nghệ thuật và tinh hoa kiến trúc La Mã kinh điển, thành Rome Sài Gòn được xem là công trình chắt lọc các giá trị kinh điển đến từ Italy – cái nôi văn minh của nhân loại. Được biệt hơn, công trình được bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Mai-Archi cũng là kiến trúc sư trưởng dự án Rome by Diamond Lotus, người đã cùng bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Phuc Khang Corporation tâm huyết xây dựng ý tưởng thiết kế kiến trúc thành Rome từ những ngày đầu.KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi – thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome (Italy), cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corp. hoàn toàn đồng tình với việc theo đuổi những giá trị di sản, xanh và an của Phúc Khang trong việc triển khai các công trình. Ông chính là bậc thầy kiến trúc La Mã đã thổi hồn di sản thành Rome nguyên bản của nhân loại vào thành Rome Sài Gòn nay.

Bên cạnh các giá trị di sản, yếu tố hiện đại và mới mẻ của Rome đến từ hàng loạt các tiện ích như thang máy panorama, hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ 1.100 m2, vườn La Mã 3.000 m2 cùng 22 tiện ích khác tại tầng 6 tòa nhà.

Báo Thanh Niên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.