Mời cưới và các mối quan hệ (kỳ 3)

0
887
Các câu hỏi liên quan đến danh sách khách mời được cả cô Mùi, chú Phương và bạn Trường trả lời khá nhất quán, đặc biệt trong vấn đề soạn và chốt danh sách. Cô Mùi nói: Trước khoảng 3 tháng, cô lên danh sách tất cả khách mời , cô tham khảo với bên nội, bên ngoại góp ý. Nói chung là cô gạn lọc từng thành phần khách mời , duyệt đi duyệt lại kỹ càng sau đó cô mới chính thức viết thiệp. Bạn Trường cũng cho biết nên hỏi ý kiến bố mẹ trước khi quyết định mời ai, cô Mùi cũng cho rằng : Khi con cô hỏi về vấn đề này, cô cũng góp ý để con cô mời đúng đối tượng, hợp tình hợp lí hơn. Còn chú Phương thì nói : Phải hỏi ý kiến để khâu tổ chức được chặt chẽ và hoàn hảo.

Đám cưới không chỉ dừng lại ở đây như một nghi thức bắt buộc mà đó còn là cách thế để nối kết một thành viên mới vào gia đình. (Ảnh: minh họa – Nguồn: Internet)
Thông qua danh sách khách mời ta dễ dàng nhận thấy những thành phần được xem là đối tượng ưu tiên của người mời cưới. Thường thì đó là những người thân thuộc, trong dòng họ. Cô Mùi xếp thứ tự ưu tiên trong danh sách khách mời như sau: Khi mời cô sẽ mời ông bà, cha mẹ, các bác, cô dì, bên nội bên ngoại đầu tiên. Sau đó đến cháu bên nội,, ngoại của cô, bà con lối xóm, các vị khách quý có quan hệ với gia đình và cới bản thân cô như các cha, các dì trong nhà dòng. Rồi đến bạn đồng nghiệp, đại diện các nhóm sinh hoạt tôn giáo, xui gia của cha mẹ cô, xui gia của cô. Chú Phương thì cho biết: Trong danh sách mời chủ yếu là dòng họ, láng giềng. Người trong quan hệ công việc, bạn bè. Vì đối tượng trong danh sách đã được suy nghĩ và cân nhắc kĩ nên thông thường ai đã có tên trong danh sách sẽ được gia đình mời hết. Trong đám cưới của cô chú, danh sách mời đã chuẩn bị trước nên mới hết  (Chú Phương ). Ngoài ra, người mời cưới còn có thể mời thêm những người ngoài danh sách nếu họ muốn, hoặc có gì thay đổi nhưng thường thì đây không phải là đối tượng quan trọng bằng những người có mặt chính thức trong danh sách: Trước đám cưới thì gia đình có liệt kê danh sách khách cần mời. Và mời hết những người có trong danh sách và cả những người không có trong danh sách do phát sinh thêm (bạn Trường). Tuy nhiên, có thể thấy ở đây vấn đề không phải do gia đình không muốn mời mà còn cò yếu tố kinh tế chi phối đến việc tổ chức quy mô đám cưới và số lượng khách mời. Nhà mình lúc đầu tính là đãi 15 bàn vì tính đãi cũng vừa thôi, kinh tế bây giờ đang khó khăn lắm, nhưng khi lên danh sách rồi phát sinh thêm 15 bàn nữa, ngay cả bàn dự trù cũng không đủ. Tổng cộng cũng phải 30 hay 31 bàn. (Bạn Trường)
Người tổ chức đám cưới trong vai trò là bố mẹ.
Đám cưới của cô gần 50 năm rồi, thời đó cô không nghĩ gì cả. Đó là câu trả lời của cô Mùi khi cô được hỏi, trước kia trong đám cưới của cô, cô quan tâm như thế nào đến các mối quan hệ cô sẽ có trong đám cưới? Tuy nhiên trải qua rất nhiều kinh nghiệm sống, bây giờ nhận định của cô về các mối quan hệ đã rất khác. Cô nói: bằng nhiều cách mình phải tạo cho mình nhiều mối quan hệ nhưng cô chỉ quan hệ với những người tốt và biết thông cảm mà thôi. Đồng thời cô cũng nói rõ mục đích của cô về việc cô mời những khách nào: Những người cô mời là những người mà cô muốn qua đám cưới, con cô biết sâu hơn để giao tiếp khi cần. Tuy nhiên, việc giao tiếp mà cô đề cập đến không bao hàm ở nó tất cả các ý nghĩa về các mối quan hệ làm ăn kinh tế mà nó nhấn mạnh hơn ở khía cạnh tình cảm: để hy vọng là những người đó có thể chia sẻ với mình khi vui cũng như lúc buồn và cô đã trả lời câu hỏi: cô nghĩ như thế nào về việc mời khách sẽ giúp tạo cho con cô những mối quan hệ tốt đẹp sau này ? Một cách thẳng thắn : Khi mời khách đến dự tiệc cưới của con cô, không bao giờ cô nghĩ như vậy, vì chỉ do tình cảm quý mến nhau mà mới chứ không nghĩ đến lợi nhuận nào khác. Ngoài ra cô cũng nói: Cô mời khách để chia sẻ niềm vui với gia đình cô.
Đối với những người trong họ hàng, cô Mùi dành cho họ một tình cảm đặc biệt hơn. Cô nói: Các vị khách mà cô cho là quan trọng và cô phải quan tâm, tiếp đãi chu đáo hơn là các bậc trên đáng kính như ông bà cha mẹ, các vị khách ở xa mà lâu ngày mình không gặp, xui gia của cô, họ hàng nội ngoại ở xa về dự. Đồng thời cô kể chi tiết phần nghi lễ và cho biết cô có nhiệm vụ cần phải giới thiệu con dâu hoặc con rể cho họ hàng cùng biết. Cô nói: Đối với con gái cô, cô giới thiệu nó trong nghi thức vu quy khi người ta đến xin dâu. Đúng giờ ấn định, họ nhà trai đem sính lễ đến nhà gái, bên họ nhà gái đã chuẩn bị sẵn để đón nhà trai. Sau nghi thức tạ ơn Chúa là nghi thức kính nhớ tổ tiên. Sau cùng là cô giới thiệu họ hàng nội ngoại, bắt đầu từ các bậc ông bà, cha mẹ, cô chú bác dì anh chị để cho con rể và bên xui gia biết, sau đó tặng kỉ vật và cha mẹ có đôi lời nhắn nhủ con trước  khi lên xe hoa về nhà chồng. Đối với con trai cưới vợ khi đón dâu về nhà cô rồi thì tất cả hai họ và bà con cũng tham gia nghi thức như gả con gái vậy. Để con dâu mình biết quan hệ họ hàng, cô cũng giới thiệu trên là ông bà nội ngoại, các cô, chú, bác cậu , mợ dì…anh chị , anh chị họ ruột thôi. Khi cô giới thiệu ai thì người đó tặng quà và vài lời khuyên. Khi được hỏi cô nghĩ như thế nào về nghi thừc này, cô Mùi đả khẳng định:
Việc giới thiệu con dâu, con rễ cũng như hai họ biết họ hàng là điều tối quan trọng, để con mình biết rõ mối quan hệ mà xử thế, đối xử cho phải phép, biết chào hỏi, quan tâm đến nhu cầu, nhất là ông bà cha mẹ mình khi khoẻ hay lúc đau yếu. Biết họ hàng đề có tình thân thiện hơn vì lấy vợ hay lấy chồng không phải chỉ biết vợ chồng hay cha mẹ mà còn phải biết đến cả dòng họ.
Như vậy, lễ nghi phép tắc trong gia đình là một thái độ rất quan trọng luôn được bậc làm cha làm mẹ quan tâm hàng đầu. Đám cưới không chỉ dừng lại ở đây như một nghi thức bắt buộc mà đó còn là cách thế để nối kết một thành viên mới vào gia đình mà. Thông qua đó, xui gia giữa hai dòng họ cũng được tham dự vào các mối quan hệ của nhau .
(Còn tiếp)
Ngọc Lưu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.