Những người cần biết đến: Nguyễn Tri Phương

0
673

Vị đại thần can trường

Nguyễn Tri Phương sinh năm 1800, người tỉnh Thừa Thiên, làm quan qua 3 đời vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông từng giữ chức tổng đốc ở Nam kỳ lục tỉnh: An Hà (An Giang, Hà Tiên), Long Tường (Vĩnh Long, Định Tường), Biên Hòa và Gia Định, rồi làm Kinh lược sứ Nam kỳ…

Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, ông được triều đình Huế cử làm Tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Năm 1860, ông lập đại đồn Kỳ Hòa (thực ra là Chí Hòa nhưng người Pháp đọc trại thành Kỳ Hòa) ở Gia Định để chống quân Pháp. Đại đồn thất thủ, ông bị thương, em trai ông là phò mã Nguyễn Duy tử trận. Trong suốt 10 năm sau đó, Nguyễn Tri Phương là Khâm mạng Đại thần chuyên lo đánh dẹp giặc giã ở Bắc kỳ.

Năm 1873, nhân có chuyện tranh cãi giữa tay lái buôn Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) với quan nha nhà Nguyễn ở Bắc kỳ, soái phủ Nam kỳ là đô đốc Dupré cử đại úy Francis Garnier ra Bắc trên hai pháo hạm với khoảng 200 quân. Tiếng là ra Bắc để điều đình nhưng khi tới nơi, Garnier đưa tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giao thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương không trả lời. Đêm 19, rạng 20 tháng 11 năm 1873, Garnier đánh úp thành Hà Nội. Gươm giáo không thể địch lại súng ống và cả đại bác nên chỉ hơn một giờ giao tranh, quân Pháp đã treo cờ Tam tài trên vọng lâu thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, con trai ông là phò mã Nguyễn Lâm tử trận. Quân Pháp chữa vết thương cho ông nhưng ông phun thuốc ra, tuyệt thực gần một tháng rồi mất, thọ 73 tuổi. Thi hài ông và con trai được đưa về quê an táng. Đích thân vua Tự Đức viết văn tế khóc chung ba vị công thần Nguyễn Lâm, Nguyễn Duy và Nguyễn Tri Phương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.