Mạng xã hội đang chôn vùi ký ức

0
757

Các dịch vụ mạng xã hội đang tách rời chúng ta bằng cách phân tán cuộc đời chúng ta thành những ngăn nhỏ. Năm tháng trôi qua, chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy chúng không có ở đó.

Ở đâu đó trên 1 CD, tôi có gần như mọi email đã viết từ năm 1991. Đó là 1 biên niên sử về cuộc sống, tình yêu, những thay đổi cá nhân vốn chính xác hơn nhiều so với sự mơ hồ của kí ức. Biên niên sứ đó có thế được tạo nên bởi email được lưu trữ cục bộ và có năng lực chia sẻ. Trong email liên quan này có nhiều thuộc tính của kiểu thư truyền thống: các thư giấy có thế chia sẽ thông tin (nhìn chung mọi người có thế đọc, thậm chí hàng trăm năm sau, kế từ khi sự chuyến mã sẵn có miễn phí cho những ngôn ngữ cổ hơn) và được lưu trữ cục bộ (được bó lại trong 1 cái hộp.) Điển hình, email có thể được download dưới dạng text chuẩn và chuyến sang CD, vốn có thế chia sẽ thông tin như chúng ta có ngày nay. Nhưng các website mạng xã hội có thế huỷ diệt khả năng lưu giữ những kỷ niệm của chúng ta bới ngôn từ trực tuyến của chúng ta không thế được chia sẽ thông tin hoặc lưu trữ cục bộ. Nếu bạn nhận được 1 tin nhắn từ Myspace, bạn không thể gỡ nó khỏi đó và lưu vào máy tính (ngoài cách “copy and paste”, vốn là điều đặc biệt đáng chán nếu bạn là 1 tay nghiện Myspace nặng) hoặc chuyến danh sách bạn bè, dữ liệu và các tin nhắn chất đống trên Myspace đến bất kỳ dịch vụ dở hơi nào sự xuất hiện tiếp theo.

Facebook thậm chí còn tệ hơn, bởi vì quá nhiều thông tin Facebook là các đặc tả dữ liệu (metadaca), một luồng các “poke” và “quà tặng ảo” cùng những thông tin liên quan không phái là email khác cộng thêm vào lịch sử tương tác của nhân loại. Hành động viết thư giấy đã kéo dài vài ngàn năm qua – chúng ta có thể đọc bản danh sách mua sắm của người xume (tộc người xưa nhất) nếu muốn – và điều đó vẫn sẽ tiếp tục. Và nhìn chung email có thể được chuyến sang dạng text thô dễ đọc, khiến cho 40 năm giá trị đã qua của email có thế đọc được trong tương lai.

Nhưng sự kiện Facebook sẽ trôi về đâu. Đừng lấy làm lạ nếu trong 20 năm nữa Facebook rút khỏi công việc kinh doanh; bạn có thể mất những metadata tích trữ trong 3 năm kế từ bây giờ khi mọi người trở nên mệt mỏi với mạng và chuyển đến hệ thống khác. Tình huống còn tệ hơn bới vì “email” Facebook không thuộc về bạn. Nếu 1 ngày nào đó Faccbook quyết định hủy tất cả tin nhắn của bạn, bạn chẳng thế làm gì được.

Những khu vườn “kín cổng cao tường” này đòi hỏi bạn tiêu thụ thông tin theo điều kiện của họ, không phải là của bạn. Tôi ghét Windows Live Events và các dịch vụ thư mời trực tuyến khác buộc bạn phải đến 1 website để lấy thông tin về bữa tiệc của người bạn. Sẽ chẳng khó khăn gì cho tất cả những dịch vụ này để đưa các chi tiết về lời mời vào email họ gửi cho bạn, ngoại trừ rằng điều đó có nghĩa là bạn sẽ chẳng thèm ghé website của họ (đôi khi là cả yêu cầu tạo tài khoản), và điều đó có nghĩa là quảng cáo trên đó chẳng ai xem.

Cuối cùng, bản chất kín cổng cao tường của các dịch vụ mạng xã hội đã tách rời chúng ta bằng cách chia tách cuộc sống của chúng ta thành nhiều ngăn nhỏ, không được đan kết vào nhau. Bạn nhận tất cả thịt giấy tại 1 địa chi; còn với email đang đến (cả cuộc gọi sắp tới nữa) bạn sẽ phải làm khá nhiều việc đế hợp nhất email và các cuộc gọi. Nhưng các tin nhắn Myspace, Mail trên Facebook, Evitcs. và tất cả mạng xã hội vớ vẩn khác khăng khăng từ chối chuyện giao lại cho website chủ bằng cách thực hiện 1 quá trình “kiếm tra tin nhắn” lòng vòng đụng chạm đến gần nửa tá Website khác. Các tin nhắn của bạn trở nên không thể hợp nhất, sắp xếp hoặc phân loại.

“Mạng xã hội” được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời những người quen của họ gia nhập site. Các thành viên mới sẽ lặp lại quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn. Website mạng xã hội đầu tiên là SixDegrees.com từ năm 1997. Nhưng phải đến 2003, những trang như thế mới thực sự phổ biến nhờ sự nổi lên của site Friendster. Hiện có hơn 200 site xã hội và năm ngoái, MySpace còn đạt số lượt truy cập cao hơn cả Google. Mạng xã hội cũng đang trở thành một chiến lược phát triển Internet khi tháng 3/2005, Yahoo phát hành dịch vụ Yahoo 360 và tháng 7/2005, hãng truyền thông News đã mua lại MySpace. (Wikipedia)

Các công ty mạng xã hội thích việc này; nó được gọi là “sự kết dính” và khiến người sử dụng quay lại (đôi khi là khiên cưỡng). Nhưng sau nhiều năm, tất cả chúng ta sẽ hối tiếc khi cố gắng tìm tòi trong những chiếc hộp kỷ niệm ảo và thấy rằng chúng không còn ở đó nữa, hoặc chúng ta mệt mỏi với việc phải ghé vài websitc khác nhau đế kiểm tra tình trạng của bạn bè. Các tin nhắn văn bản của điện thoại di động là 1 vấn đề khác nhưng là vấn đề nhập nhằng hơn bởi vì cách tiếp cận của các công ty rất khác nhau. Có những thiên thần, chẳng hạn Nokia, vốn đã cài vào điện thoại của nó 1 ứng dụng có tên Lifeblog cho phép bạn tái hình ảnh và tin nhắn văn bản để sắp xếp vào 1 kho lưu trữ cục bộ của cuộc đời bạn theo cách bạn muốn. Nhưng lại có nhiều quỷ dữ, (đáng chán là quỷ thường nhiều hơn thiên thần), đến việc đưa văn bản vào PC trở nên khó khăn hết sức có thể. Các website mạng xã hội có thế học từ 1 lĩnh vực nơi mà vấn đề này đã được giải quyết: đó là tin nhắn nhanh. Cách đây đã lâu, những người dùng AIM, MSN Messenger, Yahoo! Messenger đã bị buộc phải tải 3 chương trình khác nhau để nói chuyện với tất cả bạn bè. Rồi các messenger đa nền tảng như Trillian xuất hiện và giải quyết vấn đề. Một giải pháp như Trillian cho các mạng xã hội sẽ đồng thời đăng nhập vào vài dịch vụ, trình diễn danh sách bạn bè tích hợp và các feed mới, cho phép chúng ta lưu tin nhắn, tiểu sứ và dữ liệu trên máy tính đế tham kháo trong tương lai.

Các website mạng xã hội cũng là các trang web, vì thế chúng có thế bi hỏng hóc và bị thao túng với các tập lệnh HTML đơn giản. Các lập trình viên Python doanh nghiệp đang viết các dòng mã nhảm nhí đế giải phóng thư từ riêng của chúng ta khỏi những chiếc hộp Web 2.0 nhỏ bé đang ở đâu? Đã đến lúc để hợp nhất tất cả phương tiện liên lạc này trước khi chúng ta nhìn lại và nhận thấy rằng chúng ta đã lưu giữ những năm tháng cuộc đời trên những website đã chết và bị quên lãng.

Sacha Segan
Nguồn: Thế giới số, 3/2008

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.