Hàng loạt công trình với lối kiến trúc cổ điển đã trở thành di sản và có sức sống mãnh liệt, đem lại giá trị vô giá cho không chỉ người dân TP.HCM, của VN mà thậm chí của cả thế giới.
“Nồi cơm” của quốc gia
Nhiều chuyên gia cho rằng, các công trình kiến trúc cổ không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của một quốc gia, một thành phố, mà nó còn là một nguồn lực kinh tế mạnh mẽ. Di sản văn hóa gắn với du lịch chính là “nồi cơm” cho nhiều quốc gia. Điển hình như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc… mỗi năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đồng tình với quan điểm trên, theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, TP.HCM đã có trên 300 năm lịch sử phát triển, hình thành nên giá trị di sản phong phú, trong đó có cả những di sản kiến trúc Việt, kiến trúc Pháp, các công trình mang bản sắc từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Italy… và thậm chí cả kiến trúc Liên Xô. Đây được xem là tài sản vô giá của TP nói riêng và VN nói chung. Ông Sơn dẫn chứng các đô thị hoa lệ tại châu Âu, mỗi năm đón hàng chục triệu du khách, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
“Du khách đến với Paris để thưởng lãm, hòa mình vào không gian cổ kính với những công trình kiến trúc đã được lưu giữ qua hàng trăm năm phát triển chứ không phải thăm Paris hiện đại, hoa lệ. TP.HCM cũng có nền tảng lịch sử lâu đời với các công trình, kiến trúc tiêu biểu như nhà thờ Đức Bà, Nhà hát TP.HCM, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, UBND TP.HCM, Dinh Thống nhất, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khách sạn Majestic, khách sạn Continental hay các biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp. Đây là những di sản vô giá. Nếu biết cách khai thác, các công trình kiến trúc cổ sẽ là một tài nguyên sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách quốc tế. Đặc biệt, nếu biết quy hoạch, giữ gìn, kết nối các di sản kiến trúc với các công trình kiến trúc hiện đại không chỉ đem đến giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội mà còn mang lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế. Như ngôi biệt thự 110 – 112 Võ Văn Tần (Q.3) được bán với giá 35 triệu USD vào năm 2015”, ông nhận định.Tiềm năng lớn là vậy, nhưng KTS Ngô Viết Nam Sơn đánh giá việc giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc cổ tại TP.HCM đang là vấn đề khiến hầu hết chuyên gia từ nhiều ngành và cả những người dân yêu quý mảnh đất này chưa thực sự hài lòng, thậm chí bức xúc. Cụ thể, TP.HCM là “thỏi nam châm” thu hút, tập trung người dân nhập cư từ rất nhiều vùng miền khác nhau nên về cơ bản, đây là đô thị không có di sản, văn hóa truyền thống. Cũng do đặc thù quá nhiều người nhập cư, người Sài Gòn chính gốc còn lại không nhiều nên có tình trạng coi nhẹ di sản. Nhiều người có cái nhìn thực tế, quan tâm đến lợi ích trước mắt nên có cơ hội là sẵn sàng đập di sản để xây cao ốc hiện đại. Thế nên trong khoảng 3 thập niên vừa qua, phá hoại di sản ở TP.HCM đã lên tới mức báo động. Điển hình như khu trung tâm TP, thương xá Tax, đường Đồng Khởi… rất nhiều công trình giá trị đã bị “khai tử”, nhường chỗ cho nhà cao tầng hiện đại.
Kết hợp để bảo tồn
Trên tinh thần gìn giữ các giá trị di sản trường tồn, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại” với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.Thời gian: 8 – 12 giờ ngày 10.6.2019Địa điểm: Hội trường Báo Thanh Niên (268 – 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM).Hội thảo được tài trợ bởi Phuc Khang Corporation – Nhà phát triển công trình Xanh. |
Trong hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa TP.HCM”, do Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM tổ chức mới đây, các vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc cổ đã được đặt ra một cách nghiêm túc. Theo thông tin từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, từ năm 1996 UBND TP.HCM đã ban hành danh mục 108 đối tượng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị tại TP.HCM. Đồng thời đã ban hành chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM trong đó có 1.227 biệt thự cũ (được xây dựng trước năm 1975) và trên 400 công trình ngoài biệt thự cần nghiên cứu bảo tồn. Nếu không nhanh chóng có biện pháp khuyến khích bảo tồn thì các công trình mang giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử dễ bị “khai tử” để xây dựng những dự án cao ốc mới, mang lại nhiều nguồn lợi tài chính hơn.KTS Trần Tuấn phân tích: Hiện nay nhiều địa phương trong quá trình đô thị hóa đã phá bỏ công trình cũ để xây mới hoàn toàn. Điều đó thể hiện sự kém hiểu biết giá trị di sản văn hóa, sự thiếu hụt trong nhận thức về ý nghĩa quan trọng của di sản văn hóa…“Đang có sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa phát triển hay bảo tồn di sản, giữa lợi ích kinh tế trước mắt và lợi ích kinh tế, tinh thần lâu dài. Việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa phải có sự kết hợp, liên ngành của khảo cổ học, sử học, kiến trúc, quy hoạch, khoa học quản lý đô thị với cơ quan chức năng. Một thành phố được xây dựng hiện đại từ sự hiểu biết và trân trọng quá khứ thì sự hiện hữu mỗi ngày của di sản văn hóa sẽ luôn đảm bảo cho tương lai bền vững của nó”, ông Tuấn đề xuất.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc giữ gìn, trùng tu các di sản cổ thì yếu tố di sản nên được phát huy trong việc phát triển các công trình mới. Thực tế, nhiều đơn vị ngày càng quan tâm đến việc tiếp biến các giá trị di sản vào dự án của mình, tạo nên điểm khác biệt, nổi trội. Điển hình như dự án Rome by Diamond Lotus tại Thủ Thiêm (Q.2), được định vị là biểu tượng mới của khu Đông Sài Gòn. Dự án tái hiện trọn vẹn thành Rome – di sản của nhân loại. Rome được phát triển với ba giá trị Heritage – Boutique – Resort và được thổi hồn bởi chính một bậc thầy kiến trúc Italy – KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi, thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome, cố vấn cấp cao của Phuc Khang Corporation. Đồng thời, Rome còn tích hợp những thành tựu tiện ích hiện đại như hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ 1.100 m2, vườn La Mã 3.000 m2 cùng 24 tiện ích khác.Theo DKRA Vietnam – đơn vị tư vấn tiếp thị và phân phối Rome by Diamond Lotus, giá trị di sản là một trong những yếu tố nổi bật thu hút khách hàng tìm hiểu và đặt mua tại dự án. Điều này cho thấy người dân ngày càng quan tâm và đánh giá cao việc thụ hưởng những giá trị tinh thần mang tính di sản