Việc hiếu nghĩa của người Khmer (kỳ 3)

0
990
Văn hóa vật chất.
Sinh hoạt kinh tế của Người Khmer truyền thống là làm nông nghiệp. Do ruộng đất màu mỡ, cộng với điều kiện canh tác dễ dàng nên nông cụ sử dụng trong nông nghiệp trồng trọt rất đơn sơ. Ngoài nông nghiệp trồng trọt, người Khmer còn chăn nuôi thêm gia súc như trâu, bò, ngựa để kéo cày, kéo xe; và còn chăn nuôi nhiều loại gia cầm để có thịt bổ sung vào bữa ăn như gà, vịt. Ngoài những loài cây lương thực như lúa, khoai, người Khmer còn trồng thêm các loại cây ăn trái như dừa, chuối…
Điều kiện tự nhiên ở Trà Vinh có nhiều kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do vậy, những người Khmer sống ở gần sông ngòi có thể phát triển nghề đánh bắt tôm cá. Bên cạnh đó, họ còn phát triển nghề chạm khắc, sản phẩm thường là những pho tượng Phật, những đồ gia đụng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Nhìn vào các phum, srock của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ta thấy nhà cửa được xây cất rất đơn giản và có ít ngói. Người Khmer thường không chú trọng nhiều đến việc xây cất những ngôi nhà sang trọng cho riêng gia đình họ. Họ sống thiên về tinh thần, tiền bạc làm dư ra thì phần lớn được cúng vào chùa. Họ quan niệm phải xây chùa cho nguy nga tráng lệ để ngày sau được lên Niết Bàn, còn bản thân hiện tại thì chỉ ở nhà tre vách lá. Nhà của người Khmer thường được làm theo kiểu nối mái, nghĩa là một nhà chính được cất lên trước. Còn các nhà phụ sau nếu có được cất lên thì cứ theo thứ tự mà nối mái về sau. Nhà thường quay về phía đường hoặc sông rạch, đằng trước nhà nào cũng có sân. Nhà thường có một cửa chính để ra vào, bước tới cửa chính là thấy liền bàn thờ Phật và tổ tiên, hai cửa sổ đặt hai bên. Khi xây nhà, người dân phải gọi các Achar đến để làm lễ cúng, hướng dẫn những điều kiêng kỵ, những điều nên chuẩn bị để tránh ma quỷ đe dọa, tránh xúc phạm đến thần linh. Người Khmer không bao giờ dựng nhà một cách tùy tiện, không có lời chỉ dẫn của những người làm lễ.
Người Khmer quan niệm phải xây chùa cho nguy nga tráng lệ để ngày sau được lên Niết Bàn.
 (Ảnh minh họa-Nguồn: Internet)
Về trang phục, ngày xưa, khi ít có sự giao lưu văn hóa với các tộc người khác, người Khmer có trang phục riêng, được trang trí nhiều màu sắc lộng lẫy. Người già, và trung niên thì mặc áo dài gọi là tầm vông, nữ thanh mặc sam pốt-áo ngắn, tay cụt rộng, hoặc chẽn có màu sắc bông hoa rực rỡ, có nhiều nơi, thanh niên mặc xà rông giắt mối phía sau lưng gọi là sam pốt, áo trên ngắn, tay cụt nhưng rộng.
(Còn tiếp)
Nhóm tác giả

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.