Thời gian gần đây, thú chơi và sưu tập những kỷ vật thời chiến tranh đang rộ lên không chỉ với khách du lịch nước ngoài mà cả đối với dân mê sưu tập các hiện vật lạ trong nước. Người ta có thể bỏ ra vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng để được sở hữu các tấm huân, huy chương cũ kỹ, có thể đã rỉ sét đến những tấm thẻ bài, quẹt zippo, bình đông đựng nước, đồng xu cũ, huy hiệu quân nhân… đã nhạt màu, đóng bụi cùng với thời gian. Nhiều người đã tìm đến các công ty thám tử, trong đó có công ty thám tử tư Sài Gòn (T&T) để nhờ săn tìm các thông tin về những kỷ vật thời chiến tranh.
Càng cũ càng quý
Theo tìm hiểu của trung tâm thám tử tư Sài Gòn, nếu như trước đây, những mặt hàng như thẻ bài, huân, huy chương cũ kỹ, rỉ sét… thường mỗi khi có ai nhặt được cũng chỉ được bán cho các bà thu mua ve chai, sắt vụn hay những vựa phế liệu để nấu kim loại với giá rẻ mạt thì nay đã khác. Theo bà L.N, một người chuyên thu gom, cung cấp các loại kỷ vật chiến tranh cho khách du lịch nước ngoài và dân chơi đồ cổ trong nước thì hiện nay, các kỷ vật chiến tranh càng cũ, càng lâu năm và càng rỉ sét, nhạt nhòa thời gian thì lại càng quý, được người ta săn lùng nhiều.
Bà N hiện có một “cửa hàng” chuyên cung cấp mặt hàng kỷ vật thời chiến dạng này trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1. Gọi là cửa hàng nhưng thật ra chỉ là nhà của bà và hàng này cũng không được đưa ra trưng bày bao giờ mà chủ yếu là do dân chơi biết tiếng mà tự tìm tới. “Cửa hàng” của bà N có đủ các kỷ vật từ thời chiến tranh chống Pháp đến giai đoạn chiến tranh chống Mỹ.
Từ những những đồng xu thời Pháp thuộc, các vật dụng của lính Pháp, lính Nhật tại Đông Dương, vỏ đạn, vỏ bom… đến các thẻ bài của lính Mỹ, bình đông đựng nước rồi huân, huy chương các loại của chính quyền các bên, các giai đoạn.
Bà N nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng, để có những mặt hàng phong phú như thế này, đáp ứng được nhu cầu của dân chơi, bà có cả một hệ thống “chân rết” có mặt khắp nơi thu gom, săn lùng, mua lại của các “đại lý” phế liệu, từ các người thu mua phế liệu… Những nơi từng là “điểm nóng” trong các cuộc chiến, dự đoán có nhiều kỷ vật chiến tranh thì đều được hệ thồng “chân rết” của bà tìm tới như Khe Sanh, Lao Bảo, A Lưới, Đồng Xoài, Bình Giã, An Lộc, Xuân Lộc, Củ Chi…
“Lắm khi mua được cả đống kỷ vật chiến tranh như thẻ bài, bình đông nước, phù hiệu quân đội, lưỡi lê cũ sét của dân bán, mua phế liệu với giá chỉ vài ngàn đồng một cái nhưng về bán lại cho dân sưu tập lên đến cả triệu đồng một món”, bà N khoe với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Cũng chuyên cung cấp các kỷ vật chiến tranh cho dân sưu tập với quy mô không kém gì bà N, ông L.V.N, hiện đang là có một điểm cung cấp mặt hàng này ở đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình lại thường cử “quân” ra tận các vùng biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc… để săn lùng cổ vật. “Dân sưu tập là người nước ngoài thích nhất là các loại thể bài lính Mỹ, tiếp nữa là thể bài của lính VNCH trước đây. Đợt rồi, có ông khách trả 10 triệu đồng để mua 5 cái thẻ bài lính Mỹ đã cũ mà tôi thu gom được ở Gia Lai chỉ với giá mỗi cái có 5.000 đồng”, ông N kể với các thám tử của Trung tâm thám tử tư Sài Gòn.
Không chỉ bán trực tiếp cho dân sưu tầm, ông N còn là tổng “đại lý” phân phối, cung cấp cho các điểm bán kỷ vật chiến tranh tại các khu du lịch-di tích lịch sử chiến tranh trong cả nước. Ông N nói, mới rồi, ông sang tay gần 300 kỷ vật chiến tranh các loại cho một “đại lý” cung cấp hàng này ngoài Đà Nẵng với giá 50 triệu đồng nhưng chi phí bỏ ra để thu gom chỉ có hơn… 5 triệu đồng.
Lưu giữ thời… xa vắng
Ông N.V.L, một “đại gia” trong ngành vật liệu xây dựng ở TP HCM, từng là sỹ quan quân đội trong cuộc chiến tranh chống Mỹ hiện nay đang sở hữu khá nhiều kỷ vật thời chiến tại nhà riêng bên khu Phú Mỹ Hưng, quận 7. Ông sẵn sàng dành tất cả thời gian rảnh rỗi và khá nhiều tiền để sưu tầm bất kỳ hiện vật chiến tranh nào mà mình phát hiện được.
Phòng sưu tập riêng của ông tại nhà bày biện đủ các loại xác bom, vỏ đạn, thẻ bài các loại đến quet zippo của lính Mỹ, nón sắt của lính VNCH, phù hiệu, phù điêu các loại… đã rỉ sét. Ông L nói với các thám tử tư Sài Gòn trong lần nhờ trung tâm thám tử tư Sài Gòn tìm hiểu thông tin về một đối tác cung cấp hàng kỷ vật rằng, số tiền mà ông bỏ ra sưu tập những hiện vật này trong hai năm qua cũng lên đến hàng trăm triệu đồng. Mặc dù giá trị thật của nó thật sự không “đáng bao nhiêu”. Mỗi khi các “đầu mối” cung cấp kỹ vật chiến tranh có hàng mới lại báo tin cho ông biết để đến chọn lựa.
“Mình là người lính đã từng đi qua cuộc chiến tranh nên mình rất thích sưu tập, lưu giữ lại những kỷ vật thời chiến. Nay điều kiện kinh tế đã tương đối ổn, mình muốn sưu tập lại những hiện vật này để lưu giữ lại một thời… xa vắng đã qua đầy tự hào, đáng nhớ”, ông L thổ lộ với các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Ông L khoe, mới tháng trước, có một nhà sưu tập kỷ vật thời chiến người Mỹ đề nghị trả ông 20.000 USD chỉ để mua lại mấy tấm thẻ bài lính Mỹ nhưng ông nhất định không bán lại.
Phong trào chơi, sưu tầm các kỹ vật thời chiến tranh đang rộ lên ở TP HCM và nhiều nơi không chỉ đối với những người đã có tuổi, có kỷ niệm về thời chiến, muốn lưu giữ thời xa vắng như ông L mà cả trong giới trẻ. Anh L.H.P, kỹ sư tin học, làm việc tại một công ty tin học của nước ngoài có văn phòng tại quận 1, TP HCM, nói với các thám tử tư Sài Gòn rằng, anh cũng đang bắt tay sưu tập các kỷ vật thời chiến được hơn một năm nay. Hiện nay số kỹ vật anh có được cũng đã kha khá và đang tiếp tục được “dầy” lên. Cứ một vài tuần là anh lại đi lùng các mặt hàng mới.
“Tuy lứa của tôi không có mặt, không biết nhiều về các cuộc chiến. Nhưng qua sách báo, phim ảnh, tôi cũng hiểu được phần nào về những cuộc chiến tranh nên muốn sưu tập, lưu giữ lại những hiện vật của giai đoạn chiến tranh đầy bi hùng đã qua trong lịch sử”, anh P nói cùng các thám tử tư Sài Gòn như vậy.
Nguồn: Sài Gòn (T&T)