Người Công giáo di cư – Kỳ 1: Khúc quanh lịch sử

0
824
Ngày 8/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp quân đại bại. Ngày 26/5/1954, tại hội nghị Genève Việt – Pháp thoả thuận ngưng bắn, thu quân về những khu vực chỉ định. Ở Sài Gòn, ngày 7/7/1954, quốc trưởng Bảo Đại trao cho ông Ngô Đình Diệm lập Chính Phủ. Ngày 20 liền sau Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Việt Minh) và Cộng hoà Pháp quốc tạm thời chia đôi nước Việt Nam, lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm ranh giới. Miền Bắc thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền Nam ông Ngô Đình Diệm lập Chính Phủ quốc gia. Dành 300 ngày cho dân chúng được di chuyển từ khu này sang khu vực bên kia. Ngày 20/7/1956 sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền.
Từ đây khởi sự một cuộc di cư lịch sử: gần một triệu người từ miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, cũng như một số từ miền Nam tập kết ra Bắc. Từ ngày 4/8/1954, một cầu hàng không (1.174km) cả trăm phi cơ Pháp, Hoa Kỳ, công ty tư nhân, bắt tay hoạt động. Trong lòng các máy bay di cư, người ta tháo gỡ hết ghế ngồi để bớt nặng và thêm rộng chỗ. Giữa Hà Nội hoặc Hải Phòng và Sài Gòn là một vòng bay vào bay ra, tích cực hoạt động để vận chuyển vào Nam trung bình mỗi ngày 2.000 người, có ngày trên 4.000. Cứ  sáu phút một phi cơ hạ cánh, biến sân bay Tân Sơn Nhất thành một phi trường hoạt động nhất thế giới lúc bấy giờ. Người ta tính có đến 4.280 chuyến bay chuyên chở 213.635 người. Đường biển còn hoạt động mạnh hơn: tàu “Há Mồm”, tàu chiến của Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam, Anh, Trung Quốc, Ba Lan chuyên chở 553.037 người. Ngoài ra còn 102.861 người đi bằng phương tiện riêng.
Từ khi cuộc di cư bắt đầu, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ra Hà Nội thị sát. Ngày 6/8/1954, ông đặt bộ trưởng Lê Quang Luật làm đại biểu chính phủ “phụ trách công việc ở Bắc Việt, đặc biệt về tản cư dân tị nạn”. Ba ngày sau, ông thiết lập “Tổng Uỷ Di Cư”, có nhiệm vụ điều khiển công việc đón tiếp và gây cơ sở mới cho đồng bào di cư.
Về phía người Công giáo, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Đức Khâm Sứ Toà Thánh Dooky ký thác việc coi sóc giáo dân và giáo sĩ di cư, có Cha Hoàng Mạnh Hiền dòng Đaminh và linh mục Nguyễn Khắc Ngữ (Lạng Sơn) làm phụ tá.
Với các tổ chức trên, lại được các nước khác giúp đỡ, tiếp viện thực phẩm, thuốc men, tiền bạc, vật liệu xây cất, nên không đầy một năm gần một triệu đồng bào đã có chỗ tạm cư, tại nhiều địa điểm trong các tỉnh Trung Việt, Cao Nguyên Trung Việt, nhất là ở Nam Việt (Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Gia Định, Tây Ninh, Chợ Lớn,v.v…). Đời sống tạm cư dần dần trở thành định cư lập nghiệp, làm lại cuộc đời 1.
Năm 1954, Giáo Phận Thái Bình có 80.000 giáo dân cùng với trên 60 linh mục theo làn sóng di cư: Đức Cha Ubierna Ninh quyết tâm ở lại giáo phận, nhưng người được lệnh của quân đội Pháp phải ra đi trong 24 tiếng đồng hồ. Đức Cha cưỡng lại không được, nhưng cũng đòi viên sĩ quan chỉ huy phải cho người một văn kiện, chứng minh người phải ra đi vì cưỡng bức bằng võ lực. Viên sĩ quan đã chiều theo và làm như  ý Đức Cha yêu cầu². Sau khi đã đặt Cha Đaminh Đinh Đức Trụ, nguyên là linh hướng chủng viện Mỹ Đức vào chức bề trên tổng quản giáo phận. Ngày 30/6/1954, Đức Cha cùng với cha Rodriguez Khoan rời khỏi Thái Bình, lưu lạc vào Sài Gòn3.
1. Viết theo giáo hội công giáo ở Việt Nam (tr. 212, 213, 214 cuốn 3)
­ Theo tài liệu Phủ Tổng Uỷ Di Cư tị nạn (sđd tr. 98, 120, 127, 144)
2. Ibidem, Tr 214 – 215
3. Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam, Tr 284 – 285
Đức Khương

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.