Huế trong tôi… !

0
718

Kỳ 1:  Huế trong tôi

Đã đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư
.

( Huế tình yêu của tôi )

Cầu Trường Tiền (Nguồn: internet)

Huế Thành phố bên bờ  sông Hương thơ mộng, thành phố mang khá nhiều những dấu tích lịch sử. Nơi các Vua Chúa nhà Nguyễn đã chọn làm kinh đô. Và ngày nay dấu tích còn lại đó là hoàng thành Huế cổ kính.

Khi đặt chân vào bên trong ấn tượng đầu tiên  đó là những khẩu pháo đại bác rất lớn mà Nhà Nguyễn dùng để trấn giữ  thành và nó cũng tượng trưng cho sự  uy nghiêm của một đất nước, của một giai đoạn lịch sử. Vào thăm quan kinh thành Huế ta lại được tận mắt thấy những hiện vật, đồ dùng hằng ngày mà Vua chúa nhà Nguyễn  và những dấu ấn của một triều đại phong kiến trong lịch sử…vv.  Có thể nói kinh thành Huế là di tích duy nhất còn nguyên vẹn của một triều đại. Với sự  cổ kính và mang nhiều dấu tích xưa mà kinh thành Huế  được tổ chức UNESCO  công nhận là di sản văn hóa của thế giới Vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Huế còn chứa đựng trong mình những xóm làng mang những nét đơn sơ, mộc mạc, chân chấc  nhưng không kém phần nhộn nhịp. Ở Huế có lẽ ngôi làng Dạ Lê đã khá nổi tiếng trong và ngoài nước, theo Phá Tam Giang ta sẽ đến được với nơi đây, ngôi làng khá nổi tiếng với những làng nghề thủ công như :  đan lác, làm các sản phẩm như  giỏ, thúng,  mũng…vv

Bên cạnh đó ta  cũng không thể bỏ qua những thú vui ngày tết ở nơi đây như : đánh cờ người, đánh bài chòi với những câu hò đối đáp mang đậm sắc màu dân gian của người dân xứ Huế.

Cách Thành phố Huế không xa,  xuôi theo dòng sông Hương ta sẽ đến được làng Phú Mậu, nơi đây được xem như là một làng hoa ngày tết của bà con gần xa . Bởi mỗi dịp tết đến người dân trong làng nô nức trồng các loại  hoa để bán trong dịp tết. Gần đến ngày tết thì ở nơi đây người ta thấy những chiếc xe ra vào tấp nập chở những chậu hoa theo mọi ngã đường bán để chưng vào ba ngày tết, hoa Huệ, hoa Cúc, Vạn Thọ, hoa Loa kèn….vv  Và đã từ  lâu nó đã trở thành một nét đẹp riêng của con người và đất nơi đây. Hay chúng ta cũng có thể nghe đâu đó hội vật làng Sình, nơi mà các chàng trai cô gái thể hiện sứ mạnh và sự  khéo léo của mình qua từng động tác tay chân liên hồi, Và bằng những động tác uyển chuyển mà chắc chắn ấy để vật ngã đối thủ. Và trên hết làng Sình còn nổi tiếng với tranh làng Sình, loại tranh được làm với những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như  dùng trái mồng tơi  làm mực vẽ, bột của củ sắn để làm hồ dán…vv. Có thể nói rằng nét đẹp của mỗi vùng quê Việt Nam đã trở thành nét đặc sắc của văn hóa Việt và làng quê ở Huế cũng góp phần làm tăng thêm giá trị ấy…vv.

Không chỉ đẹp với những làng quê mà từ lâu Huế vẫn đẹp và nổi tiếng với những ngôi Chùa, Huế được xem là thành phố của Chùa chiền. Không nơi đâu chúng ta có thể thấy có nhiều chùa như ở Huế, Chùa Huế ngoài những vẽ đẹp vì được điêu khắc tinh xảo ra nó còn chứa đựng sụ linh thiêng, huyền bí…vv. Tôi đã từng được nghe một câu chuyện rằng: “nếu đôi trai gái nào yêu nhau thì đừng bao giờ dẫn nhau lên thăm Chùa Thiên Mụ vì sau khi về chắc chắn tình yêu đó sẽ đổ vỡ”. Và nếu nói ra có lẽ các bạn sẽ thấy buồn cười, còn riêng tôi một phần nào đó tôi tin câu chuyện này là sự thật.

Ở Huế có những ngôi Chùa lớn và nổi tiếng như  Chùa Thiên Mụ, Chùa Từ  Đàm, Chùa Bala Mật, Chùa Thủy Vân…vvv.

Chùa Thiên Mụ (Ảnh: Nguyễn Văn Thành)

Chùa là một phần không thể thiếu trong con người Huế, cứ mỗi độ Rằm Tháng Tư , hay vào lễ Vu Lan báo hiếu những ngôi Chùa là nơi các phật tử tập trung để thắp nhang cúng phật, khói nhang nghi ngút. Chùa là nơi để người Huế gửi lòng mình vào đó, cầu mong sự  thanh tịnh, bình an, tài lộc cho gia đình và người thân…vv.

Và phải chăng vì tính cách nhẹ nhàng của con người Huế hay vì một điều gì đó mà ở Huế mà Chùa rất phát triển và thu hút nhiều phật tử  đi lễ.

Và vẻ đẹp của Huế trong tôi còn là những gánh hàng rong vào ban đêm và những buổi sáng sớm với rất nhiều thức ăn. Đêm xuống khi thành phố lên đèn, Huế lại khoác lên mình một không khí thơ mộng, ngồi bên bờ sông Hương để được nhìn những gánh hàng rong nhộn nhịp với rất nhiều thứ  để bán như : quà lưu niệm, hay những gánh hàng bán thức ăn đủ loại như  xôi, bắp.  Bánh thì có Bèo, Nậm, Lọc, bánh Canh cá Lóc, và đặc biệt là rất nhiều loại chè mang vị của Huế. Cảm giác được ngồi dọc bên bờ  sông ăn chè thì thật thú vị…đó là ban đêm, còn vào sáng sớm khi những gia đình đang say giấc  ngủ  thì những gánh hàng rong đã sẵn sàng để bán cho buổi sáng, những nồi bắp, bánh canh khói bốc lên nghi ngút, và mùi thơm riêng của những món ăn Huế…vv.

Huế còn mang một vẻ đẹp khác là vẻ đẹp của sông Hương. Nhiều nhạc sĩ, nhà thơ vì thấy và cảm nhận được sông Hương đẹp mới sáng tác khá nhiều bài hát về nó. Ta đã từng nghe câu hát :

“ Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và anh hẹn hò”.

( Huế thương)

Sông Hương mang trong mình những thăng trầm của Huế, đã chứng kiến nhiều thay đổi của một vùng đất của mỗi con người.

“ Dòng sông ai đã đặt tên.
Để người đi nhớ Huế không quên ”

( Dòng sông ai đã đạt tên )

Nhà văn, nhà thơ  Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” để lí giải về tên của dòng sông rằng: “ vì yêu quý con sông những người dân hai bên bờ đã nấu nước thơm đổ xuống dòng sông”. Chính vì vậy dòng sông mới có tên là sông Hương.

Khi nghĩ về Huế ta có thể sẽ nghĩ ngay đến sông Hương, núi Ngự . Còn với những đứa con xa quê như  tôi thì cảm giác nhớ  nhung không thể tránh khỏi.   Nhớ  gia đình,  nhớ bạn bè, nhớ  dòng sông Hương với cây cầu Tràng Tiền bắc ngang.  Hay nhớ về những cơn mưa bất chợt mà dai dăng dẵng của Huế, hay đôi lúc đó là “ mô, tê, răng, rứa” thật gần gũi và thân thương .

Nguyễn Văn Thành
Nhân Học 09

(Còn tiếp )

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.